Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM, TRẦN THỊ VÂN HÀ (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC


Giáo trình chăn nuôi gia cầm là Mô- đun chuyên ngành của chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Mô- đun này giúp học sinh nắm được vai trò của ngành chăn nuôi gia cầm trong sản xuất và đời sống xã hội. Cung cấp cho người học có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm. Để có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Giáo trình gồm 6 Mô- đun:

Mô- đun 1: Giống gia cầm

Mô- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm

Mô- đun 3: Chăn nuôi gà

Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt

Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm

Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn nuôi gia cầm

Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Quảng Ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021

Người biên soạn

1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

2. Mai Thị Thanh Nga

3. Vũ Việt Hà

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM, TRẦN THỊ VÂN HÀ (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, Giống gia cầm, Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật Chăn nuôi gà, kỹ thuật Chăn nuôi vịt, kỹ thuật Ấp trứng gia cầm, Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn nuôi gia cầm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y, TS. NGUYỄN BÁ HIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Để đáp ứng yêu cầu về đào tạo cán bộ bậc đại học theo khung chương trình mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Chúng tôi biên soạn giáo trình "Miễn dịch học Thú y", đây là tài liệu dùng để giảng dạy, học tập của cán bộ, sinh viên chuyên ngành thú y và chuyên ngành chăn nuôi trong hệ thống các trường đại học thuộc khối nông nghiệp. Giáo trình cũng dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu và xét nghiệm trong lĩnh vực vi sinh vật học và miễn dịch học.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng thể hiện tính cơ bản, tính hiện đại, tính khoa học và tính hệ thống của chương trình môn học.

Mặc dù đã đọc, học và tham khảo nhiều tài liệu của các bậc tiền bối trong và ngoài nước nhưng khả năng của người viết có hạn nên chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, sự đóng góp quý báu của bạn đọc.

Xin được trân trọng cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y, TS. NGUYỄN BÁ HIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Miễn dịch học Thú y, vi sinh vật học thú y, miễn dịch học thú y, xét nghiệp thú y

[EBOOK] SINH HOÁ HỌC VỚI CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ GEN (GIÁO TRÌNH CAO HỌC NÔNG NGHIỆP), PGS. TS. HOÀNG VĂN TIẾN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Nhằm cung cấp kịp thời tài liệu học tập chính thức cho đào tạo cao học, nghiên cứu sinh và từng bước nâng cao chất lượng để hòa nhập với cộng đồng quốc tế về hai bậc đào tạo này. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu giáo trình : “Sinh hoá học với cơ sở khoa học của công nghệ gen” của tập thể tác giả : PGS. PTS. Hoàng Văn Tiến, GS.PTS. Lê Khắc Thận và GS.TS. Lê Doãn Diên do PGS.PTS. Hoàng Văn Tiến chủ biên. Đây là cuốn sách được biên soạn khá công phu từ các bài giảng chọn lọc của nhiều khoá đào tạo cao học, trên cơ sở kế thừa những thành tựu mới của cộng đồng quốc tế về công nghệ gen, kỹ thuật PCR, RAPD, RFLP... Sinh hoá học hiện đại là cơ sở cho công nghệ sinh học, công nghệ gen - một trong những mũi nhọn của khoa học thế kỷ 21. Đây là lĩnh vực đang có tốc độ phát triển như vũ bão đã và đang có những tác động mạnh mẽ làm biến đổi sâu sắc trong sinh học, nông nghiệp và y học...

Sinh hoá học là môn khoa học cơ sở cho nhiều ngành khoa học khác: Sinh lý học, Dinh dưỡng và thức ăn của cây trồng vật nuôi. Sinh hoá học được ứng dụng, giảng dạy và học tập rộng rãi. Tuy nhiên, ở nước ta nó chưa được đầu tư thích đáng, đây là những hạn chế khách quan và chủ quan trong biên soạn giáo trình này. Mặc dầu tập thể tác giả đã làm việc với tinh thần nỗ lực cao, nghiêm túc, song giáo trình chắc sẽ còn những khiếm khuyết khó tránh. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

[EBOOK] SINH HOÁ HỌC VỚI CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ GEN (GIÁO TRÌNH CAO HỌC NÔNG NGHIỆP), HOÀNG VĂN TIẾN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Sinh hoá học với cơ sở khoa học của công nghệ gen, giáo trình Sinh hoá học với cơ sở khoa học của công nghệ gen, sinh hóa học, công nghệ gen

[EBOOK] CÔN TRÙNG HỌC (TẬP I - CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG SINH LÝ, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC), NGUYỄN ANH DIỆP (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Côn trùng học là môn học ra đời từ trước những năm 1900, hiện đã trở thành chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học ở hầu hết các trường đại học của các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, môn Côn trùng học được chính thức giảng dạy ở một số trường đại học từ những năm 1960, hiện nay đã trở thành chuyên ngành đào tạo đại học, cao học và tiến sĩ.

Giáo trình Côn trùng học hiện đang được dùng làm giáo trình chính để giảng dạy đại học và sau đại học cho chuyên ngành Côn trùng học ở khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số trường, viện, các cơ sở đào tạo khác có liên quan. Giáo trình này còn được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu có liên quan. Trong giáo trình này, tập thể tác giả đã cố giảng hệ thống hóa và tổng quát hóa những kiến thức cơ bản về côn trùng học đã tích lũy được cho tới nay, với hy vọng giúp cho bạn đọc tiếp thu được dễ dàng và có khả năng vận dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và đời sống.

Nội dung giáo trình Côn trùng học được biên soạn theo mục đích, yêu cầu và nội dung của các chương trình đào tạo đại học, cao học và tiến sĩ về côn trùng học, đã được Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Giáo trình Côn trùng học được biên soạn và phê duyệt gồm hai tập:

Tập I: Cấu trúc, chức năng sinh lý, sinh học và sinh thái học côn trùng;

Tập II: Phân loại côn trùng.

Tập I của giáo trình Côn trùng học gồm 5 phần: Mở đầu, Hình thái ngoài, Giải phẫu và chức năng sinh lý, Sinh sản và phát triển, Sinh thái học; và được chia thành 23 chương.

Nội dung của giáo trình chú trọng tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Phương pháp trình bày nhằm phát huy tính năng động, khả năng tư học, tự tìm tòi của người học về thế giới côn trùng đa dạng và phong phú, về vốn kiến thức khoa học đồ sộ đã được tích lũy của ngành Côn trùng học. Chúng tôi đặc biệt chú ý minh họa những tổng quan bằng các ví dụ cụ thể của nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng học, cố gắng cập nhật kiến thức liên quan đến các nội dung của côn trùng học với những kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới và trong nước. Kinh nghiệm cho thấy, với phương pháp trình bày giáo trình như vậy đã giúp cho sinh viên cũng như cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu có liên quan dễ dàng tiếp thu các nội dung của giáo trình và có khả năng phát huy sáng kiến trong công tác.

Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tập thể tác giả được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thuộc Bộ môn Động vật học Không xương sống, Lãnh đạo khoa Sinh học, Lãnh đạo phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Trong giáo trình chắc chắn còn những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.

[EBOOK] CÔN TRÙNG HỌC (TẬP I - CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG SINH LÝ, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC), NGUYỄN ANH DIỆP (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, côn trùng học, giáo trình côn trùng học, Hình thái ngoài côn trùng, Giải phẫu và chức năng sinh lý côn trùng, Sinh sản và phát triển côn trùng, Sinh thái học côn trùng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG GIA SÚC, PTS. LƯU HỮU MÃNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ DINH DƯỠNG HỌC

I .LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Antoine Lavoisier (1743-1794), nhà hóa học lớn người Pháp được xem như là người đã có công gây dựng nên ngành khoa học Dinh Dưỡng. Tiếp theo các nghiên cứu đầu tiên về dinh dưỡng học, quá trình phát triển của ngành khoa học này rất chậm ồ thế ký 19. Nhu cầu về protein, chất béo và carbohydrate được khám phá ra và nhất là những nghiên cứu nhấn mạnh về việc sử dụng các dưỡng chất nầy và năng lượng cùng với sự phát triển dần với những số liệu nghiên cứu về chất khoáng. Kiến thức về dinh dưỡng dược phát triển mạnh vào khoang thập niên 1920 khi một vài vitamin đầu tiên được phát hiện ra. Thời gian đó, có rất nhiều khám phá về vai trò của vitamin, các acid amin, acid béo thiết yếu, các chất khoáng đại lượng và vi lượng, sự trao đổi năng lượng, nhu cầu dưỡng chất và sự hiện tượng suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nhận ra có hơn 40 dưỡng chất là cần thiết trong khẩu phần của con vật (một số thì có đặc tính đặc thù theo loài vật nuôi). Các nhà dinh dưỡng cho là vẫn còn một số chất vi lượng thiết yếu hoặc vài vitamin sẽ được khám phá sau này. Thật vậy, những dưỡng chất chưa được biết phái có vai trò rất quan trọng, mặc dù nhu cầu của chúng rất nhó bởi vì gia súc có thể duy trì và hoàn tất một chu trình sản xuất dựa trên khẩu phần thức ăn tinh khiết chủ yếu là chất xơ, tinh bột, đường, chất béo, protein tinh chất như là casein, hỗn hợp muối khoáng và các vitamin tinh chất.

Sự phát triển của ngành dinh dưỡng học là nhờ vào các phương tiện nghiên cứu rất lớn nhất là việc cải tiến các kỹ thuật phân tích và sự kết hợp các kiến thức về hóa học, sinh hóa, sinh lý động vật và những ngành khoa học có liên quan khác. Chẳng hạn như là các số liệu chứng minh vai trò của các chất khoáng vi lượng thiết yếu, được hỗ trợ rất lớn bởi các thiết bị đặc biệt có thể phát hiện ra các chất này ở dạng phần tỉ.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG GIA SÚC, PTS. LƯU HỮU MÃNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình dinh dưỡng gia súc, giáo trình thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi

[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI, THS. LÂM VĨNH SƠN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI

Để hiểu và lựa chọn công nghệ xừ lý nước thải cần phải phân biệt các loại nước thải khác nhau. Có nhiều cách hiểu về các loại nước thải, nhưng trong tài liệu này tác giả đưa ra 3 loại nước thải dựa trên mục đích sử dụng và cách xả thải như sau.

1.1.1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,...chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước.

Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai:

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

- Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 - 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khỏang 150 -450%mg/l thoe trọng lượng khô. Có khỏang 20 - 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh họaat không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bày trong bảng 1.1

[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI, THS. LÂM VĨNH SƠN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật xử lý nước thải, tài nguyên nước, tài nguyên môi trường

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU (TẬP 1), KS. NGUYỄN VĂN LAN, NXB NÔNG THÔN


Trong chỉ thị của Phủ Thủ tưởng về việc khai thác và phát triển cây thuốc và động vật làm thuốc, đã ghi:

"Dược liệu ở nước ta rất nhiều, gồm các loại cây làm thuốc và một số động vật, có nhiều loại quý, hiếm ở trên thế giới. Dược liệu ở nước ta chẳng những là cơ sở của nền y học dân tộc, mà còn có một vị trí quan trọng trong nền y học hiện đại, chẳng những là nguồn tự cung tự cấp các Loại cây thuốc nam, thuốc bắc và thuốc tây, mà còn là loại hàng xuất khẩu có giá trị".

... "Phải coi trọng dược liệu như cây công nghiệp cao cấp".

"Phải đi sâu vào kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi đề bảo đảm năng suất ngày càng cao, chất lượng ngày càng tốt, giá thành ngày càng hạ".

Để góp phần đáp ứng nhu cầu trồng trọt các cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, kỹ sư Nguyễn Văn Lan đã cố gắng sưu tầm kinh nghiệm thực tiễn ở các vườn, trại trồng cây thuốc thuộc Viện nghiên cứu Đông y và Viện dược liệu Bộ Y-tế, tìm hiểu học tập kinh nghiệm sản xuất của quân chủng, đồng thời tham khảo nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước để xây dựng cuốn sách : "Kỹ thuật trồng một số cây dược liệu".

Sách gồm hai tập :

Tập I giới thiệu kỹ thuật trồng các cây: Sinh địa, Tam thất, Xuyên khung, Đầu dân, Ích mẫu, Bạch chỉ, Trạch tả.

Tập II sẽ xuất bản tiếp năm 1970.

Trong nội dung chính của sách, tác giả lần lượt trình bày những kinh nghiệm thâm canh các cây dược liệu trồng trong sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp và trong các trại sản xuất giống cây dược liệu của Nhà nước. Những kinh nghiệm Thu thập được đều đã được chú ý phân tích về mặt khoa học.

Sách có tiền giúp ích cán bộ các ngành Nông, Lâm nghiệp, Nông trường, y tế v.v... chuyên hoạt động về dược liệu, đông y; sách còn giúp ích cho cục cán bộ ngành nội thương, ngoại thương, các cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và các bà con trực tiếp trồng trọt cây dược liệu.

Việc phát triển trồng trọt cây dược liệu ở nước ta là một việc mới, nên nội dung của sách còn cần được bổ sung thêm nhiều trong quả trình nghiên cứu và sản xuất.

Tuy nhiên, để kịp thời phục vụ do yêu cầu cấp thiết của việc sản xuất cây dược liệu, chúng tôi rất hoan nghênh việc sưu tầm, viết và xuất bản cuốn sách này và rất mong được nhiều bạn đọc bổ sung, để việc trồng trọt các cây dược liệu ngày một mạnh mẽ và vững chắc.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU (TẬP 1), KS. NGUYỄN VĂN LAN, NXB NÔNG THÔN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây thuốc, kỹ thuật trồng cây dược liệu, kỹ thuật trồng cây Sinh địa, kỹ thuật trồng cây Tam thất, kỹ thuật trồng cây Xuyên khung, kỹ thuật trồng cây Đầu dân, kỹ thuật trồng cây Ích mẫu, kỹ thuật trồng cây Bạch chỉ, kỹ thuật trồng cây Trạch tả

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THUỐC, TSKH. NGUYỄN MINH KHỞI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Việt Nam có một nền y dược học cổ truyền lâu đời. Trước khi nền y dược học hiện đại thâm nhập vào Việt Nam, y dược học cổ truyền là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân ta trong nhiều thập kỷ qua.

Với điều kiện khí hậu thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, cây thuốc Việt Nam đa dạng phong phú về cả số lượng cũng như số loài. Qua nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng, dược liệu Việt Nam ngày càng tỏ rõ tính ưu việt trong việc phòng chữa các bệnh. Đặc biệt, với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nền y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền, tính đặc hiệu quí báu của nhiều loài cây thuốc được phát hiện đã và đang hỗ trợ điều trị, chữa khỏi những bệnh nan y, bồi bổ, phục hồi sức khỏe cho nhân dân.

Ngành Y tế thường xuyên quan tâm, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trồng, bảo tồn, sử dụng và phát triển những cây thuốc sẵn có, hay cây thuốc đặc hữu ở địa phương, sưu tầm và phổ cập những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh trong cộng đồng các dân tộc. Truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần bảo tồn tri thức Y Dược học cổ truyền, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Cùng với chuyển động chung của nền kinh tế thị trường, nạn phá rừng và khai thác cây thuốc bừa bãi ngày càng nghiêm trọng đã làm cho nguồn dược liệu tự nhiên trở nên cạn kiệt. Nhiều cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao với trữ lượng lớn ở Việt Nam, đến nay không còn hoặc có nguy cơ bị đe dọa cao. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc cho nền công nghiệp dược, phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, việc khôi phục, quy hoạch và phát triển gây trồng các loài cây thuốc có tác dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế cao là một việc làm rất cần thiết.

Hơn 50 năm hoạt động và phát triển, Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã có nhiều công trình nghiên cứu di thực nhập nội, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu phong phú của nước nhà, đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Ấn phẩm “Kỹ thuật trồng cây thuốc ở Việt Nam” năm 1976; “Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc” năm 2005 của Viện Dược liệu đã cung cấp một số kiến thức về kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản một số loài cây thuốc.
Cuốn sách này được trình bày thành hai phần:

Phần Đại cương: Khái quát một số kiến thức chung về kỹ thuật trồng, thu hái và sơ bộ chế biến cây thuốc, khái niệm cơ bản về thực hành nông nghiệp tốt cho cây thuốc. Phần này do TS. Nguyễn Văn Thuận và TS. Nguyễn Bá Hoạt - nguyên hai Phó Viện trưởng Viện Dược liệu tập hợp và giới thiệu.
Phần Kỹ thuật trồng cây thuốc: Giới thiệu một số kiến thức trồng trọt, thu hái, sơ chế của 30 cây thuốc thông dụng. Các cây được sắp xếp theo thứ tự A,B,C theo tên tiếng Việt. Phần này được tập thể cán bộ nghiên cứu của khối tạo nguồn - Viện Dược liệu biên soạn.

Xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật trồng cây thuốc” này là phần tiếp theo của các ấn phẩm trước, nhằm tiếp tục cung cấp cho độc giả, bà con nông dân và cộng đồng một số kiến thức trong trồng trọt, thu hái, chế biến của một số loài cây thuốc thông dụng khác hiện có nhu cầu sử dụng lớn. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về công dụng, đặc điểm sinh thái của từng cây thuốc để có thể quy hoạch, phát triển vùng trồng trên quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, ổn định khối lượng và phát triển dược liệu trong nước, tiến tới cung cấp mặt hàng mới cho xuất khẩu.

Ban biên tập và các tác giả đã cố gắng nhưng cuốn sách có thể còn những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ khuyết của đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc gần xa để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh và có giá trị hơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THUỐC, TSKH. NGUYỄN MINH KHỞI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng cây thuốc, kỹ thuật trồng cây dược liệu, kỹ thuật thu hoạch cây thuốc, kỹ thuật chế biến cây thuốc, kỹ thuật bảo quản một số loài cây thuốc

[EBOOK] CƠ SỞ CÁC QUÁ TRÌNH LÝ HÓA SINH TRONG KỸ THUẬT NƯỚC - MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Fundamentals of Physical, Chemical and Biological processes in Water engineering and Water Environment), GS. TS. TRẦN ĐỨC HẠ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB XÂY DỰNG


Giáo trình Cơ sở các quá trình lý hóa sinh trong kỹ thuật nước – môi trường nước (Fundamentals of Physical, Chemical and Biological processes in Water engineering and Water Environment) được biên soạn theo mục tiêu đào tạo đại học chuyên ngành Kỹ thuật nước - Môi trường nước (ngành Kỹ thuật cấp thoát nước) có được các cử nhân và kỹ sư với các kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng dẫn dắt, lãnh đạo, khả năng sáng tạo,... đáp ứng tốt yêu cầu của đơn vị tuyển dụng trong lĩnh vực kỹ thuật nước, hạ tầng và môi trường như hệ thống khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch, quản lý bền vững tài nguyên nước, quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm, thu hồi tài nguyên và sử dụng năng lượng hiệu quả...

Cuốn sách còn có thể sử dụng để giảng dạy sau đại học cho các ngành và chuyên ngành liên quan cũng như là tài liệu tham khảo của các nghiên cứu sinh, kỹ sư, thạc sĩ, cử nhân kỹ thuật khi nghiên cứu, thiết kế và vận hành các hệ thống và công trình xử lý nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

[EBOOK] CƠ SỞ CÁC QUÁ TRÌNH LÝ HÓA SINH TRONG KỸ THUẬT NƯỚC - MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Fundamentals of Physical, Chemical and Biological processes in Water engineering and Water Environment), GS. TS. TRẦN ĐỨC HẠ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB XÂY DỰNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, lý hóa sinh trong kỹ thuật nước, kỹ thuật nước, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật cấp thoát nước