Lúa có tầm quan trọng sống còn đối với hơn một nửa dân số thế giới. Nó là loại lương thực chủ yếu hiện nay trong bữa ăn của hàng tỷ người ở châu Á, châu Phi, chân Mỹ La tinh, khu vực Trung Đông, và trong tương lai nó vẫn sẽ là loại lương thực hàng đầu của họ.
Theo ước tính của các nhà khoa học, tổng sản lượng thóc hàng năm của thế giới phải tăng từ 460 triệu tấn năm 1987 lên tới 560 triện tấn vào năm 2000 và 760 triện tấn vào năm 2020 mới đáp ứng được mức tăng dân số. Tuy nhiên ở rất nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Á, lại rất thiếu đất trồng trọt để có thể mở rộng diện tích trồng lúa. Vì vậy muốn tăng sản lượng thóc chủ yếu là phải tăng năng suất cây lúa.
Thành công trong việc gây tạo lúa lai và một đột phá lớn trong công tác gây tạo giống lúa, tạo ra một phương pháp có hiệu quả để tăng năng suất lúa. Gần đây ở Trung Quốc mỗi năm có khoảng 17 triệu ha ruộng trồng lúa lai. Năng suất bình quân của lúa lai là 6,6 tấn/ha, vượt năng suất lúa thường 20%, còn ở Việt Nam diện tích lúa lai năm 2000 là 320 ngàn ha, năng suất tăng 1 tấn/ha. Những kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy: việc tăng cường diện tích trồng lúa lai là một biện pháp kinh tế có hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cần về lương thực trong tương lai của số dân ngày càng tăng.
Hiện nay có khoảng 150 triệu ha diện tích trồng lúa trên thế giới và năng suất bình quân mới chỉ là 3,2 tấn/ha. Theo dữ liệu của FAO, diện tích lúa lai năm 1990 chiếm 10% diện tích trồng lúa của thế giới, nhưng lại tạo ra 20% tổng sản lượng lúa. Từ con số này có thể tính toán sơ bộ là, nến như thay thế hoàn toàn lúa truyền thống bằng lúa lai, thì tổng sản lượng lúa trên thế giới sẽ tăng gấp đôi, đáp ứng được nhu cầu lương thực của hơn 1 tỉ người. Do đó, đẩy nhanh việc sản xuất lúa lai trên thế giới sẽ là biện pháp hữu ích trong việc giải quyết nạn đối đang đe dọa loài người.
Thành tựu về lúa lai của Trung Quốc đã khuyến khích nhiều nước phát triển các chương trình lúa lai của mình.
Tài liệu này đề cập đến công nghệ, kỹ năng gây tạo và sản xuất lúa lai. Để gây tạo và đưa ra được một giống lúa lai ưu việt phải làm được ba điều đó là gây tạo các vật liệu di truyền, thu nhận con lai có ưu thế lai cao và triển khai các kỹ thuật sản xuất hạt lai. Bên cạnh đó, quản lý đồng ruộng thích hợp cũng rất cần thiết.
Với mục đích giới thiệu những khái niệm cơ bản về di truyền và các kỹ thuật thực hành về lúa lai, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là chuyên gia nổi tiếng về lúa lai của TrungQuốc - ông Viên Long Bình, các kết quả nghiên cứu lúa lai của Việt Nam trong đó có Viện Di truyền nông nghiệp.
Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, của bạn đọc gần xa để nội dung cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Lời tác giả, PGS. TSKH. Trần Duy Quý
[EBOOK] CƠ SỞ DI TRUYỀN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA LAI, PGS. TSKH. TRẦN DUY QUÝ, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cây lúa, cây lúa, cơ sở di truyền lúa lai, sản xuất giống lúa lai, lúa lai f1, lúa lai 2 dòng, ưu thế lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com