Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, Nông nghiệp được coi là một mặt trận hàng đầu. Trong các thành tựu đã đạt được về Nông nghiệp trước hết phải kể đến thành tựu sản xuất lúa. Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng trong nghề trồng lúa đã có tác dụng không ngừng nâng cao năng suất và sản lượng lúa, nâng cao dần giá tri gạo xuất khẩu; góp phần đưa nước ta đứng vào hàng các cường quốc sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới.
Tính đến năm 2004, Việt Nam đã sản xuất được 35,86 triệu tấn lúa và xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn gạo - đứng hàng thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu mới của sự hội nhập kinh tế thế giới cũng như khu vực đang đặt ra cho chúng ta những thách thức mới, những văn hội mới nên phải không ngừng nâng cao kiến thức để không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm mà quan trọng hơn là sản phẩm phải có chất lượng cao để trở thành sản phẩm hàng hoá, nâng cao thu nhập cho cộng đồng và xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là đối với nghề trồng lúa, đang cần có những đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có kiến thức lý luận giỏi, có tay nghề thành thạo để tham gia trực tiếp vào sản xuất Nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng trên địa bàn thành phố, đồng thời với lòng mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc cung cấp những kiến thức lý luận, cơ sở khoa học và đào tạo tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên Nông nghiệp góp phần phát triển Nông nghiệp ngoại thành, chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình "Kỹ thuật trồng lúa".
Nội dung giáo trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành:
Phần lý thuyết có 9 chương:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Hình thái thực vât và sinh trưởng phát triển
- Chương 3: Điều kiện ngoại cảnh
- Chương 4: Đặc tính sinh lý
- Chương 5: Kỹ thuật thâm canh lúa xuân
- Chương 6: Kỹ thuật thâm canh lúa mùa
- Chương 7: Kỹ thuật thâm canh các giống lúa mùa chất lượng cao
- Chương 8: Kỹ thuật thâm canh lúa lai
- Chương 9: Kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch
Phần thực hành thực tập có 6 hài:
- Bài 1: Quan sát hình thái cấu tạo và giải phẫu cây lúa
- Bài 2: Kỹ thuật xử lý ngâm ủ hạt giống
- Bài 3: Bố trí thí nghiệm, thực nghiệm đồng ruộng đối với cây lúa
- Bài 4: Thực hành làm mạ và cấy lúa
- Bài 5: Nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ
- Bài 6: Quan sát đồng ruộng, đánh giá năng suất
Giáo trình ngoài mục đích chính là dùng làm tài liệu giảng dạy cho học viên Nông nghiêp, còn có thể sử dụng làm tài liệu hướng dẫn cho các chủ nông hộ, chủ trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào thâm canh tăng năng suất lúa và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu, cán bộ hướng dẫn và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn giáo trình cũng còn những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của bạn đọc.
Kính chân thành cảm ơn!
THAY MẶT CÁC TÁC GIẢ
Giảng viên PGS.TS. Đinh Thế Lộc
[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LÚA, PGS. TS. ĐINH THẾ LỘC, NXB HÀ NỘI
Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, giáo trình cây lúa, giáo trình trồng lúa, kỹ thuật trồng lúa, giáo trình kỹ thuật trồng lúa, lúa mùa, lúa xuân, lúa lai, hydrid rice, đặc điểm cây lúa, lúa cao sản, kỹ thuật trồng lúa mùa, kỹ thuật trồng lúa xuân, kỹ thuật trồng lúa lai, kỹ thuật trồng lúa cao sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com