Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIỐNG LÚA VÀ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA TỐT, TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP



Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích canh tác lúa chiếm 40% và sản lượng lúa chiếm 50% so với cả nước. Đây cũng là vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, hoat động lúa gạo xuất khẩu thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng cơ sở vật chất cho công nghệ sau thu hoạch nói chung và lúa gạo nói riêng vẫn được xếp vào trình độ yếu so với các khu vực sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước.


Nhiều năm tới, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển thành thị khá nhanh, tạo ra một sự điều chỉnh mới về đất đai cho sản xuất lúa, mía, cây ăn trái và khu dân cư. Có thể diện tích lúa sẽ bị thu hẹp lại, nhưng chi tiêu về sản lượng vẫn phải tiếp tục gia tăng. Đó là một bài toán khó cho chiến lược an toàn lương thực của khu vực và của cả nước. Chúng ta phải có những giống lúa mới năng suất đột phá ngưỡng năng suất cao hiện nay. Chúng ta phải nâng trình độ sản xuất giữa vùng khó khăn và thuận lợi đồng đều nhau. Nâng cao độ đồng đều trong sản xuất là một thắng lại rất lớn trong điều chỉnh chiến lược ổn định sản lượng lương thực.


Những tiến bộ kỹ thuật về chuyển nạp gen, ứng dụng marker phân tử trong chọn lọc giống lúa cho phép chúng ta nghĩ đến một giống lúa dạng hình mới đột phá ngưỡng năng suất hiện nay, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại ổn định, chống chịu phèn, khô hạn tốt, có phẩm chất gạo tốt về xay chà, phẩm chất cơm, phẩm chất dinh dưỡng. Những tiến bộ kỹ thuật hiện nay và tương lai gần cho phép chúng ta thực hiện việc đa dạng hóa sinh học trong sản xuất lương thực. Chúng ta phải giải quyết vấn đề khó nhất của vùng là: hiệu quả sản xuất trên một hecta canh tác lúa còn quá thấp, ngay trong những nơi có điều kiện thâm canh tốt nhất. Bên cạnh đó, hiện tượng năng suất giảm dần, đặc biệt trong vùng canh tác ba vụ lúa đã được ghi nhận, nhưng chưa được giải thích có cơ sở khoa học. Chúng ta đã sử dụng một lượng nước khá lớn để tưới cho lúa xuân hè, trong điều kiện mặn xâm nhập ở các tỉnh ven biển ngày càng trầm trọng [trung bình sản xuất 1 kg thóc cần 5m3 nước (Lampe, 1995)]. Đồng bằng sông Cửu Long còn là điểm nóng thường xuyên của bệnh bạc lá trong vụ mùa, rẩy nâu và đạo ôn trong vụ đông xuân, hè thu.


Hệ thống sản xuất hạt giống chúng ta tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều việc cần hoàn thiện về chính sách trợ giá, về mạng lưới cấp cơ sở (huyện, xã., ấp), đặc biệt chúng ta chưa có cơ quan có tính pháp lý về kiểm định chất lượng hạt giống.


Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải tiếp tục làm tốt nhiệm vụ an toàn lương thực trong chiến lược chung của quốc gia, đồng thời phải giải quyết việc nâng cao đời sống của nông dân, phát triển nông thôn mới có cuộc sống văn minh, công bằng, hạnh phúc.


Việc xác định đúng đắn các trở ngại chính cho từng chuyên đề về cây lúa, sẽ giúp cho chúng ta hoạch định một chương trình phát triển hợp lý đến năm 2020, với sự đầu tư nghiên cứu có trọng điểm, bởi vì nhu cầu của chúng ta thì quá lớn, mà ngân sách thì hạn chế.


TS. Nguyễn Thị Lang


Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long.


[EBOOK] GIỐNG LÚA VÀ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA TỐT, TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, giống lúa, sản xuất giống lúa, giống lúa tốt, lúa lai, lai tạo giống lúa, hạt giống lúa tốt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com