Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] DỊCH HẠI TRÊN CAM, QUÝT, CHANH, BƯỞI (RUTACEAE) & IPM, PGS. TS. NGUYỄN THỊ THU CÚC VÀ TH.S. PHẠM HOÀNG OANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (ĐHCT), NXB NÔNG NGHIỆP

Do có giá trị kinh tế cao nên diện tích cây ăn trái đã ngày càng gia tăng tại Việt Nam, từ 346.000 ha năm 1995, diên tích cây ăn trái dã gia tăng đến 500.000 ha vào năm 2000 và đang tiếp tục tăng. Trong các loại cây ăn trái được trồng phổ biến thì nhóm cây có múi Citrus (cam, quít, chanh, bưởi) chiếm một diện tích rất lớn. Chỉ riêng trong khu vực miền Nam Việt Nam, trong năm 2000, diện tích của nhóm Citrus đã chiếm đến 40.000 ha.


Ngoài rất nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển cây có múi (cam, quít, chanh, bưởi) như đất đai màu mỡ, nguồn nước và nhân lực phong phú, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi tại nhiều vùng, nông dân cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cam, quít, chanh, bưởi. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các nhà làm vườn cũng thường xuyên gặp nhiều khó khăn do các loại dịch hại gây ra. Trong những năm 1996-2000, tại một số vùng trồng nhóm cây có múi Citrus phổ biến của ĐBSCL như Cần Thơ và Vĩnh Long, diện tích trồng cam quít đã giảm rất đáng kể do dịch hại gây ra mà trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do bệnh greening và một số sâu bệnh khác. Tại Cần Thơ, diện tích trồng Citrus từ 16,852 ha năm 1996 đã giảm xuống còn 12.000 ha năm 2000, tương tự tại Vĩnh Long, với diện tích 5.321 ha cam, quít, bưởi năm 1992 thì đến năm 1998 chỉ còn 4.312 ha. Bên cạnh các thiệt hại do dịch hại gây ra, kết quả điều tra của Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ trong các năm 1995 1996 và 1997 đã ghi nhận nông dân ngày càng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn, nhất là thuốc trừ sâu trên các vườn chuyên canh quít hoặc cam.


Trong thiên hướng phát triển nông nghiệp bền vững và sự đòi hỏi ngày càng cao trái cây “sạch”, chất lượng cao trên thị trường trong và ngoài nước, tình trạng canh tác cây có múi dựa chủ yếu trên thuốc hóa học như hiện nay sẽ là một trở ngại lớn cho sự phát triển cây ăn trái nói chung và nhóm Citrus (cam, quít, chanh, bưởi) nói riêng tại Việt Nam.


Với những kết quả nghiên cứu được trong những năm qua tại Việt Nam, phối hợp với các thông tin khác trong và ngoài nước, tài liệu này đã được xuất bản nhằm cung cấp một số thông tin về dịch hại trên cây Citrus để giúp các nhà chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và các nhà vườn trồng cây có múi cam, quít, chanh, bưởi khắc phục những khó khăn trên. Chúng tôi cũng hy vọng quyển sách này sẽ góp phần trong việc phát triển cây có múi Citrus tại Việt Nam theo hướng kinh tế và an toàn sinh thái.


Khác với nhiều tài liệu đã được in ấn trước đó, tài liệu này là một tập hợp các thông tin về hầu hết các loại dịch hại phổ biến tại Việt Nam. Trong quyển sách này, trên 30 loài côn trùng và 15 loại bệnh phổ biến trên nhóm cam quít (Citrus) đã được trình bày và mô tả qua các phần như đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, sự gây hại, triệu chứng và các biện pháp đối phó. Đặc biệt là trong quyển sách này, các khái niệm về IPM trên Citrus và các loại thiên địch cũng như nguy cơ của việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất là thuốc trừ sâu cũng đã được đề cập. Hầu hết các biện pháp phòng trị đề xuất đều có chú ý khai thác những kỹ thuật ít gây độc hại đến môi trường và an toàn sinh thái.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn kỹ sư Nguyễn Văn Hùng, kỹ sư Lê Quốc Điền đã cùng chúng tôi nghiên cứu trong nhiều năm dài  để có số liệu cho quyển sách này và đặc biệt xin cảm ơn kỹ sư Nguyễn Trọng Nhâm đã dành rất nhiều thời gian cùng với chúng tôi chuẩn bị một số hình ảnh trong sách cũng như tham gia hoàn chỉnh bản thảo.


Do cam, quýt, chanh, bưởi tại Việt Nam được trồng trên rất nhiều vùng sinh thái khác nhau và với nhiều chủng loại nên tài liệu này có thể đã không ghi nhận được đầy đủ các loại dịch hại cũng như những thông tin có liên hệ đến những loại dịch hại này, các tác giả xin chân thành đón nhận góp ý của bạn đọc gần xa.


Xin trân trọng cảm ơn.


TÁC GIẢ


PGS. Nguyễn Thị Thu Cúc (Chủ biên)


Tiến sĩ chuyên ngành sinh học động vật


Th.s. Phạm Hoàng Oanh


Chuyên ngành bệnh hại cây trồng


Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp


ĐẠI HỌC CẦN THƠ


[EBOOK] DỊCH HẠI TRÊN CAM, QUÝT, CHANH, BƯỞI (RUTACEAE) & IPM, PGS. TS. NGUYỄN THỊ THU CÚC VÀ TH.S. PHẠM HOÀNG OANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (ĐHCT), NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 | PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây có múi, dịch hại cây có múi, dịch hại cam, dịch hại chanh, dịch hại bưởi, dịch hại quýt, sâu bệnh hại cam, sâu bệnh hại chanh, sâu bệnh hại quýt, sâu bệnh hại bưởi, cam, canh, quýt, bưởi, rutaceae, IPM, cây ăn trái, CAT, C.A.T, CAQ, C.A.Q, Citrus, ĐHCT, DHCT, CTU, đại học Cần Thơ, côn trùng gây hại cây ăn trái

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com