Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến sự an toàn của thực phẩm tiêu thụ, cho nên người sản xuất muốn bán được sản phẩm, phải sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, mà thế giới gọi chung là tiêu chuẩn "Thực hành nông nghiệp tốt ” (GAP-Good Agriculture Practices). Tiêu chuẩn GAP bao gồm nhiều bước mà nông dân phải làm theo để được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện Hiệp định SPS về kiểm dịch thực vật và vệ sinh và an toàn thực phẩm. Đây là một rào cản kỹ thuật cho nông sản của chúng ta nếu muốn xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa muốn xuất khẩu là an toàn cho người tiêu thụ ở nước nhập khẩu.
Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà vườn về nội dung của tiêu chuẩn GAP, phương pháp thực hiện GAP, những chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản xuất rau quả an toàn, cũng như các chính sách và kinh nghiêm của các nước tiên tiến trong khu vực về sản xuất an toàn GAP, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam biên soạn quyển “Sổ tay sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP”.
Nông dân chúng ta sẽ sản xuất theo các tiêu chuẩn do Việt Nam ban hành và được các cơ quan Việt Nam và hoặc được các công ty quốc tế đang có mặt ở Việt Nam chứng nhận, nhưng các tiêu chuẩn trong nước vẫn phải hài hòa với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn của Quốc tế đã ban hành. Thí dụ, như cơ quan kiểm nghiệm mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của chúng ta phải làm theo phương pháp quốc tế và cơ quan này phải được cấp chứng chỉ ISO. Vì lẽ phải hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế, cho nên Viện giới thiệu quyển Sổ tay sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP trên cơ sở của tiêu chuẩn đang được thế giới chấp thuận là tiêu chuẩn EUREPGAP.
EUREPGAP là chữ viết tắt của Euro Retailer Produce Working Group và GAP: Good Agriculture Practice. EUREPGAP được hình thành từ 1997 do các nhà bán lẻ châu Âu. Lúc đó chưa có qui định chung cho các yêu cầu của các nước châu Âu, các nhà bán lẻ tự nguyện liên kết đã thành lập hiệp hội và sáng lập quy định tiêu chuẩn GAP này - Hoàn cảnh lúc đó là ước muốn của người tiêu thụ trước sự kiện lo sợ về an toàn thực phẩm và sự cố Bò điên (BSE) thuốc trừ sâu và kể cả thực phẩm GMO (biến đổi gen), giới tiêu thụ trên thế giới muốn biết rõ cách thức mà thực phẩm được sản xuất và họ muốn phải đảm bảo an toàn và bền vững. Tiêu chuẩn này nhằm tới Phòng ngừa các khủng hoảng trong ngành thực phẩm - bảo đảm an toàn thực phẩm và tôn trọng môi trường. Các thành viên EUREPGAP hiện gồm các nhà buôn, các nhà sản xuất, nhà nông cùng các nhóm dịch vụ... Việc quản trị phụ trách do Các Ủy ban điều hành EUREPGAP theo từng khu vực chuyên trách - Các ủy ban được một Chủ tịch độc lập - Các ủy ban này đều có 50% thành viên thuộc nhóm buôn bán lẻ và 50% đại diện trong ngành Sản xuất công việc của ủy ban được hỗ trợ và ngày càng được nhiều công ty tham gia thành viên bởi Công ty bất vụ lợi Food Plus lại Cologn Đức.
Tiêu chuẩn EUREPGAP có thể cho là tiêu chuẩn mà khi ngành quả hàng hóa hướng đến được chứng nhận thì có khả năng cao phù hợp với nhiều thị trường cao cấp - trong đó có 36 yêu cầu rất quan trọng (phải tuân thủ 100% loại này), 127 yêu cầu ít quan trọng (tuân thủ 95%) và 89 khuyến cáo nên thực hành.
Nói chung, tiêu chuẩn GAP về kỹ thuật sản xuất là Quản lý quả dịch hại tổng hợp (IPM) Quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM) và giám thiểu dư lượng hóa học trong sản phẩm, về tiêu chuẩn vệ sinh thì Ouả sản phẩm quả không bị nhiễm hóa chất, không nhiễm vi khuẩn và không nhiễm những thứ khác và về môi trường làm việc thì quá trình sản xuất phải có chủ ý phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhân viên được đào tạo và có phúc lợi xã hội.
Có thể nói trong GAP, truy nguyên nguồn gốc và người lao động là 2 yếu tố đặc biệt quan trọng khái niệm thực hành trên vườn để ra sản phẩm có thể được truy tìm nguồn gốc chính xác và dễ dùng rất cần nông dân hiểu rõ và áp dụng. Khi có vấn đề gì xãy ra đối với sản phẩm ở nơi tiêu thụ ta có thể truy tìm được nguyên nhân gì? ở đâu? từ cho tiêu thụ ngược trở lại nơi chúng được sản xuất ra.
Quyển Sổ tay này ra mắt bạn đọc trong lúc vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm được Chính phủ, các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy sản và thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm. Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản về yêu các đơn vị trực thuộc Bộ trong tháng 10/2006 phải ban hành các tiêu chuẩn về sản xuất, danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được cho phép sử dụng trước và sau thu hoạch, mức dư lượng cho phép, v...v...
Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn quyển sách vẫn không tránh được nhiều thiếu sót, mong bạn đọc góp ý và thông cảm.
Xin chân thành cám ơn Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Chi nhánh phía Nam đã tận tình giúp đỡ để cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc.
Xin trân trọng cám ơn!
[EBOOK] SỔ TAY SẢN XUẤT CÂY ĂN TRÁI THEO TIÊU CHUẨN GAP, TS. NGUYỄN MINH CHÂU (CHỦ BIÊN) ET AL., VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM, BỘ NN&TNT, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, VietGAP, GAP, EUREPGAP, Euro Retailer Produce Working Group, Good Agriculture Practice, thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất cây ăn trái GAP, cây ăn trái, tiêu chuẩn GAP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com