Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN KẾT QUẢ VI NHÂN GIỐNG GỐC GHÉP CÂY CÓ MÚI, TRẦN THANH PHONG, LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (ĐHCT)

Cây có múi là một trong số các chủng loại cây ăn trái quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, ngoài vai trò cung cấp một lượng vitamin dồi dào cần thiết cho sức khỏe con người, cây có múi còn là trái cây đẹp mắt được sử dụng trong các dịp lễ hội và là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao.Với sản lượng hàng năm khoảng 80 triệu tấn (FAO, 1995), cây có múi đứng đầu về sản lượng cây ăn quả trên thế giới. Ngoài việc được dùng như một sản phẩm tươi, chúng còn được dùng trong ngành chế biến sản phẩm công nghiệp và gia đình.


Ở Việt Nam cây có múi đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế vườn, là một trong những cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu điều tra của Trung tâm cây ăn quả Long Định (1995), diện tích canh tác cây có múi nước ta đạt 60.000 ha, chiếm 17 % diên tích cây ăn quả với sản lượng xấp xỉ 380.000 tấn, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 34.041 ha, chiếm 68% diện tích cây có múi của cả nước với nhiều giống có phẩm chất ngon rất được ưa chuộng như bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, cam Sành, quít Đường, . . . nhưng trong vài năm gần đây, các bệnh vàng lá Greening và Tristeza dã làm cho các vườn cây có múi bị thiệt hại nghiêm trọng, do đó để góp phần phục hồi diện tích các vườn cây có múi thì việc giải quyết nhu cầu về cây giống là cấp thiết.


Trong sản xuất cây giống cây có múi, thế giới chỉ sử dụng phương pháp ghép, vì phương pháp này tận dụng được ưu thế của giống gốc ghép. Các giống gốc ghép được ưa chuộng hiện nay là cam ba lá và con lai của chúng như Carrizo citrange, Troyer citrange và Volkamer... Mặc dù đây chưa phải là những giống hoàn toàn lý tưởng, nhưng trước hiện trạng vườn ươm cây có múi của ta còn lạc hậu. thì việc sử dụng tạm thời giống gốc ghép Volkamer cho các giống chanh, cam, quýt là rất cần thiết. Bưởi tuy là cây có múi quan trọng đứng hàng thứ hai sau cam, nhưng chỉ mới có một vài nghiên cứu về gốc ghép cho bưởi, và chưa có kết luận giống gốc ghép nào thích hợp cho bưởi, nên trong khi chưa tìm ra được giống gốc ghép thích hợp nhất, thì việc sử dụng bưởi Năm Roi ghép lên gốc bưởi Năm Roi là tốt nhất về mặt phẩm chất (Nguyễn Minh Châu, 2000).


Trên thế giới, cây gốc ghép thường được sản xuất bằng cách gieo hạt, nhưng do phương pháp này còn có một số điểm hạn chế như không thể áp dụng trên cây đơn phôi, ngoài ra, việc sản xuất hạt giống gốc ghép Volkamer và Carrizo citrange phải mất nhiều thời gian... nên ngày càng có nhiều nghiên cứu về phương pháp sản xuất cây gốc ghép bằng phương pháp nuôi cấy mô.


Ở nước ta, ngành công nghiệp sản xuất hạt giống gốc ghép còn lạc hậu, chưa có công nghệ sản xuất hạt giống gốc ghép. Từ trước đến nay nhà vườn chỉ sử dụng hạt giống cam mật sẵn có ở địa phương làm gốc ghép; trong khi đó cam mật rất mẫn cảm với nhiều bệnh, cần phải được thay thế. Ngày nay, người làm giống chú ý đến các giống gốc ghép có tính chống chịu được nhiều bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, cây lùn và sinh trưởng khoẻ như Volkamer, Carrizo citrange... nhưng các giống này đều phải mua từ nước ngoài nên giá cao và không chủ động được nguồn giống. Ngoài ra, bưởi Năm Roi là giống đơn phôi và thường không có hoặc có rất ít hạt nên không thể sản xuất cây gốc ghép bằng cách gieo hạt. Do đó, nuôi cấy mô để sản xuất nhanh với số lượng lớn cây gốc ghép Volkamer, Carrizo citrange và bưởi Năm Roi phục vụ cho nhu cầu cây gốc ghép cùa các Tỉnh là rất cấp thiết.


Từ đó, đề tài “Ảnh hưởng cuả một số yếu tố đến kết quả vi nhân giống gốc ghép cây có múi" được thực hiện từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 4 năm 2001 nhằm xây dựng qui trình vi nhân giống Volkamer, Carrizo cilrange và bưởi Năm Roi để có thể chủ động đáp ứng được cây gốc ghép cho sản xuất.


[EBOOK] ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN KẾT QUẢ VI NHÂN GIỐNG GỐC GHÉP CÂY CÓ MÚI, TRẦN THANH PHONG, LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (ĐHCT)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, nhân giống cây ăn trái, nhân giống cây có múi, nhân giống cam, nhân giống chanh, nhân giống quýt, nhân giống bưởi, vi nhân giống cây có múi, vi nhân giống cam, vi nhân giống chanh, vi nhân giống quýt, vi nhân giống bưởi, các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống cây có múi, vi nhân giống Volkamer, vi nhân giống Carrizo cilrange, nuôi cây mô, invitro, nhân giống cây có múi bằng nuôi cây mô, nhân giống bằng nuôi cấy mô, ghép cây có múi, cây có múi, cam, chanh, quýt, bưởi, đại học Cần Thơ, ĐHCT, CTU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com