Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC: "PHÒNG TRỪ BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA (Brontispa longissima) BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC", HỘI NGHỊ (LẦN II) HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY ĂN TRÁI Ở NAM BỘ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CÂY ĂN TRÁI TẬP TRUNG THEO VIETGAP, NXB NÔNG NGHIỆP



Từ tháng 4 năm 1999, khi phát hiện Bọ cánh cứng gây hại trên cây Dừa (Cocos nucifera) tại thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp.


Đến tháng 7 năm 2000 đã có 18/21 tỉnh, thành phát hiện thấy có loài côn trùng nầy gây hại trên cây Dừa Tông, số cây Dừa bị gây hại là 167.628 cây, các loại Cau kiếng và Thiên Tuế (Cycas pectinata) là 4.225 cây.


Đến tháng 8 năm 2001 loài côn trùng nầy đã xuất hiện ở 21/21 tỉnh/thành của các tinh phía Nam. Tổng số có 1.417.141 cây Dừa bị gây hại.


Tháng 7/2002 từ Quảng Nam đến cà Mau có khoảng 6,7 triệu cây Dừa và 14.000 cây Cau kiếng các loại.


Trong nội dung phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT (9/2001) thì về cây Dừa, sẽ đấy mạnh thâm canh vườn Dừa hiện có, duy trì diện tích trồng Dừa khoảng 125.000 đẽn 130.000 ha ở các tinh Đồng Bằng sông Cửu Long.


Cây Dừa và các nghề có liên quan đến Dừa vẫn đóng một vai trò kinh tế rất quan trọng, vì ngoài việc thu nhập trực tiếp từ sản lượng Dừa, cây Dừa còn cho nhiều sản phẩm khác như: Dầu Dừa, thủ công mỹ nghệ từ thân và gáo Dừa, xơ Dừa, than hoạt tính, kẹo Dừa, thạch và nước Dừa đóng hộp....đã tạo được sự ổn định về công ăn và việc làm cho khá nhiều lao động trong nông thôn.


Vì những yêu cầu bức xúc như đã nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn sổố2040/BNN-BVTV ngày 30/7/2002 về việc phát động "Tháng phòng trừ Bọ cánh cứng hại cây Dừa" trong phạm vi 30 Tỉnh, Thành miền Trung và Miền Nam.


Sau chiến dịch tổng số cây dừa được phòng trừ là: 4.154.764 cây trên 9.359.403 cây bị nhiễm. Tổng kinh phí các địa phương đã chi: 3.990.390.000 đ.


Riêng tỉnh Tiền Giang, mùa khô và mùa mưa năm 2003 đã phòng trừ được 578.690 cây trên tổng số cây được trồng của tỉnh là 1.668.640 cây, với tổng kinh phí phòng trừ là 121.650.000d.


Tuy nhiên, ở tỉnh Tiền Giang đến mùa khô năm 2004 những cây dừa đã được phòng trừ lại bị tái nhiễm bởi bọ cánh cứng gây hại dừa và nhiều nông dân đã sử dụng thuốc hóa học đế phòng trị trở lại.


Đề tài "Phòng trừ Bọ cánh cứng hại Dừa (Brontispa longissima Gestro) bằng biện pháp sinh học" tại tỉnh Tiền Giang là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của những người nông dân trồng Dừa bảo vệ được năng suất và sản lượng để tăng thu nhập từ dừa ở những nơi trồng Dừa tập trung nói chung cũng như những nơi trồng Dừa không tập trung và những cây thuộc họ Cau Dừa làm cảnh quang nói riêng.


[EBOOK] BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC: "PHÒNG TRỪ BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA (Brontispa longissima) BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC", HỘI NGHỊ (LẦN II) HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY ĂN TRÁI Ở NAM BỘ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CÂY ĂN TRÁI TẬP TRUNG THEO VIETGAP, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây ăn trái, cây ăn quả, dừa, cây dừa, Cocos nucifera, bọ cánh cứng, bọ cánh cứng hại dừa, Brontispa longissima, VietGAP, GAP, phòng trừ bọ cánh cứng bằng công nghệ sinh học, công nghệ sinh học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com