"Sinh lý thực vật" là một khoa học nghiên cứu về các hoạt động sinh lý xảy ra trong cơ thể thực vật, mối quan hê giữa các điều kiên sinh thái với các hoạt động sinh lý của cây để cho ta khả năng điều chỉnh thực vật theo hướng có lợi cho con người.
■ Đối tượng và nhiệm vụ của môn học sinh lý thực vật
* Nghiên cứu các hoạt động sinh lý của cây. Các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây rất phức tạp. Có 5 quá trình sinh lý riêng biệt xảy ra trong cây là:
1. Quá trình trao đoi nước của thực vát bao gồm quá trình hút nước của rễ cây, quá trình vận chuyển nước trong cây và quá trình thoát hơi nước trên bề mặt lá...
2. Quá trình quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của cây và các sinh vật khác.
3. Quá trình ván chuyển và phân bố các chất hữu cơ từ nơi sản xuất trước tiên là lá đến tất cả các cơ quan cần thiết chất dinh dưỡng và cuối cùng chúng được tích lũy về các cơ quan dự trữ của cây để tạo nên năng suất kinh tế.
4. Quá trình hô hấp là quá trình phân giải oxi hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống và tạo nên các sản phẩm trung gian cho các quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ khác của cây.
5. Quá trình dinh dưỡng chất khoáng gồm quá trình hút chất khoáng của rễ và đồng hóa chúng trong cây.
Kết quả hoạt động tổng hợp của 5 quá trình sinh lý đó trong cây làm cho cây lớn lên, đâm chồi, nảy lộc rồi ra hoa, kết quả, già đi và cuối cùng kết thúc chu kỳ sống của mình. Hoạt động tổng hợp đó gọi là sinh trưởng và phát triển của cây.
Sinh lý thực vật còn nghiên cứu phản ứng thích nghi của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tồn tại và phát triển - Sinh lý tính chống chịu của cây.
Tất cả các hoạt động sinh lý của cây đều diễn ra trong đơn vị cơ bản là tế bào. Để nghiên cứu các hoạt động sinh lý của cây thì trước tiên chúng ta tìm hiểu các hoạt động sinh lý diễn ra trong tế bào.
* Sinh lý thực vát nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh (điều kiện sinh thái) đến các hoạt động sinh lý của cây như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các chất dinh dưỡng trong đất, sâu bệnh... Ảnh hưởng này có thể tác động lên từng quá trình sinh lý riêng rẽ, hoặc ảnh hưởng tổng hợp lên toàn cây.
* Trên cơ sở những hiểu biết về các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây mà con người có khả năng điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người.
Nhà sinh lý học thực vật nổi tiếng người Nga (Timiriadep) có nói: "Sinh lý thực vật là cơ sở của trồng trọt hợp lý”.
Nói như vậy có nghĩa là sinh lý thực vật nghiên cứu cơ sở lý luận để đề ra các biên pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý nhất nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản phẩm. Nói cách khác, tất cả các biên pháp kỹ thuật trồng trọt có hiệu quả thì đều phải dựa trên cơ sở lý luận của các nghiên cứu sinh lý thực vật. Ví dụ, các nghiên cứu về sinh lý sự trao đổi nước của cây giúp ta đề xuất các phương pháp tưới nước hợp lý cho cây; các nghiên cứu về quang hợp là cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật bố trí cây trồng sao cho cây sử dụng ánh sáng mặt trời có hiệu quả nhất hoặc các biện pháp bón phân hợp lý và hiệu quả cho từng loại cây trồng nhất đinh phải dựa trên các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây...
■ Vị trí của môn học Sinh lý thực vật
Trong chương trình học tập của ngành nông học, sinh lý thực vật được xem là môn học cơ sở nhất có quan hệ trực tiếp đến các kiến thức cơ sở và chuyên môn của ngành học.
Các kiến thức của môn: Hóa sinh học, công nghệ sinh học, sinh thái học, di truyền học, tài nguyên khí hậu, nông hóa, thổ nhưỡng... làm nền tảng cho việc nghiên cứu và tiếp thu kiến thức môn học sinh lý thực vật sâu sắc hơn. Ngược lại, các kiến thức sinh lý thực vật có quan hệ bổ trợ cho việc tiếp thu kiến thức của các môn học đó.
Với các môn học chuyên môn của ngành, sinh lý thực vật có vai trò cực kỳ quan trọng. Các kiến thức sinh lý thực vật chẳng những giúp cho việc tiếp thu môn học tốt hơn mà còn làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động lên cây trồng để tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.
Việc hiểu biết sâu sắc bản chất của cây trồng - các hoạt động sinh lý diễn ra trong chúng - là công việc trước tiên của những ai muốn tác động lên đối tượng cây trồng, bắt chúng phục vụ cho lợi ích của con người.
■ Kết cấu của giáo trình Sinh lý Thực vật
Giáo trình Sinh lý thực vật này được chúng tôi trình bày trong 8 chương:
Chương 1: Sinh lý tế bào thực vật
Chương 2: Sự trao đổi nước
Chương 3: Quang hợp
Chương 4: Hô hấp
Chương 5: Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hóa trong cây
Chương 6: Dinh dưỡng khoáng
Chương 7: Sinh trưởng và phát triển
Chương 8: Sinh lý tính chống chiu của cây với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Từ chương 2 đến chương 6, chúng tôi trình bày 5 chức năng sinh lý cơ bản xảy ra trong cây có tính độc lập tương đối. Chương 7 - Sinh trưởng và phát triển - là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý cơ bản trên. Chương 8 trình bày các hoạt động thích nghi về mặt sinh lý của cây để có thể tồn tại và phát triển trong các điều kiên ngoại cảnh luôn luôn biến động vượt quá giới hạn bình thường (Điều kiên stress). Tất nhiên, tất cá các hoạt động sinh lý của cây đều xảy ra trong đơn vị cơ bản là tế bào. Vì vậy mà chương đầu tiên của giáo trình Sinh lý thực vật (Chương 1) đề cập đến cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào thực vật (Sinh lý tế bào thực vật).
■ Cách trình bày của giáo trình
Để giúp cho sinh viên học tốt môn này, trong từng chương chúng tôi có nêu lên mục tiêu chung của chương. Sau mỗi chương, chúng tôi có tóm tắt lại nội dung cơ bản của chương, các câu hỏi cần thiết để trao đổi và ôn tập. Phần cuối cùng của từng chương, chúng tôi đưa ra phần trắc nghiêm kiến thức sau khi đã học xong. Phần trắc nghiêm này sẽ giúp cho sinh viên kiểm tra cuối cùng kiến thức của mình.
Chúng tôi hy vọng với các kiến thức và cách trình bày của chúng tôi, cuốn giáo trình này sẽ là tài liêu học tập tốt và rất bổ ích cho các sinh viên ngành Nông học (Cây trồng, Bảo vê thực vật, Giống cây trồng, Công nghê sinh học thực vật...) của các Trường Đại học Nông nghiệp. Đồng thời nó cũng là tài liêu tham khảo tốt cho các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có liên quan đến cây trồng.
■ Tập thể tác giả biên soạn cuốn giáo trình này:
GS.TS. Hoàng Minh Tấn, chủ biên và biên soạn chính
GS.TS. Nguyễn Quang Thạch (tham gia biên soạn chương Sinh lý tế bào, chương dinh dưỡng khoáng và chương sinh lý tính chống chịu của cây với điều kiên ngoại cảnh bất thuận)
PGS.TS. Vũ Quang Sáng (tham gia biên soạn chương quang hợp) rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích để có thể bổ sung cho cuốn giáo trình Sinh lý thực vật này càng hoàn chỉnh hơn, phục vụ có hiêu quả cho viêc học tập và tham khảo của sinh viên ngành Nông học...
Xin chân thành cảm ơn!
(Các tác giả)
[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, GS. TS. HOÀNG MINH TUẤN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I (HÀ NỘI)
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý học thực vật, bảo vệ thực vật, BVTV, Sinh lý tế bào thực vật, Sự trao đổi nước, Quang hợp, Hô hấp của thực vật, Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hóa trong cây, Dinh dưỡng khoáng cây trồng, Sinh trưởng và phát triển của thực vật, Sinh lý tính chống chiu của cây với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com