Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 116/QĐ- TTg, ngày 26/3/1994 (tiền thân là Trung tâm cây ăn quả Long Định) và được chuyển thành Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam theo Quyết định số 1056/1997/QĐ-TTg, ngày 09/12/1997. Ngày 1/1/2010, Viện Cây ăn quả miền Nam trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) theo Quyết định số 3530/QĐ-BNN-TCCB ký ngày 10/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trụ sở chính của Viện đóng tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, trên quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km về phía Tây, với diện tích là 67 ha. Viện có 2 Trung tâm trực thuộc là Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Đông Nam bộ đóng tại địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng diện tích là 436 ha, và Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật đóng tại Viện.
Viện Cây ăn quả miền Nam có nhiệm vụ:
- Chọn lọc, lai tạo và nhân giống cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh…(từ nguồn trong nước và nhập nội) để cung cấp những giống cây có phẩm chất tốt, năng xuất cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu…;
- Nghiên cứu sinh lý, thích nghi biến đổi khí hậu và môi trường, bảo vệ thực vật, công nghệ sau thu họach …nhằm xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, bao bì… phục vụ nhu cầu phát triển của ngành;
- Tham gia điều tra, quy hoạch về phát triển cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh… xây dựng hoặc tham gia xây dựng các mô hình và thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển các vùng tập trung, chuyên canh, có tỷ xuất hàng hóa lớn;
-Tham gia nghiên cứu thị trường, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và đề xuất các chính sách phục vụ cho phát triển cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh một cách toàn diện;
-Chuyển giao các quy trình tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu: Chọn tạo giống, nhân giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản đến chế biến sản phẩm, các chế phẩm, dụng cụ phục vụ cho nhu cầu phát triển nghề vườn, phát triển nông thôn,…. Cung cấp thông tin thị trường, khoa học công nghệ về chuyên ngành;
-Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật, nông dân về chuyên ngành…; tư vấn xây dựng và chứng nhận các mô hình VietGAP, GlobalGAP; giám định dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, vi sinh vật và giám định chất lượng nông sản;
-Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ của Viện;
-Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật; hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Với các nhiệm vụ trên, trong những năm qua, viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu và cho ra nhiều công trình nghiên cứu giá trị. Cuốn sách "KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ" được biên soạn nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các đề tài, báo cáo khoa học có ý nghĩa thực tiễn của các nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực: Công nghệ sinh học (Biotechnology), Chọn tạo giống (Fruit selection and breeding), Kỹ thuật canh tác (Fruit Production), Bảo vệ thực vật (Fruit Protection), Công Nghệ sau thu hoạch (Postharvest tecnology), Nghiên cứu thị trường (Fruit marketing), Rau (Vegetables), Hoa (Flowers).
Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!
[EBOOK] KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ (2011), PGS. TS. NGUYỄN MINH CHÂU ET AL., VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM, VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ, khoa học công nghệ rau quả, viện cây ăn quả miền nam, SOFRI, Công nghệ sinh học, Biotechnology, Chọn tạo giống, Fruit selection and breeding, Kỹ thuật canh tác, Fruit Production, Bảo vệ thực vật, Fruit Protection, Công Nghệ sau thu hoạch, Postharvest tecnology, Nghiên cứu thị trường, Fruit marketing, Rau, Vegetables, Hoa, Flowers, BVTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com