Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

PERMACULTURE - NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG MÔ PHỎNG THEO CÁC HỆ SINH THÁI TRONG TỰ NHIÊN



Có một thuật ngữ về Nông nghiệp, đó là "Permaculture" mà đối với các nước có nền nông nghiệp rất phát triển thì họ đã nghiên cứu và áp dụng thực tiễn từ lâu. Vậy "Permaculture" là gì?




Permaculture là một mô hình nông nghiệp bền vững, mô phỏng theo các hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong đó quan trọng nhất là hai từ “bền vững” và “tự nhiên”.


Như vậy, Permaculture có thể được hiểu là nông nghiệp dựa vào bản chất của quy luật tự nhiên. Một cách tiếp cận đó là Permaculture có thể giải quyết được những câu hỏi như:



  • Làm thế nào để tôi có thể xây dựng được một hệ sinh thái ?

  • Làm thế nào để tôi có thể giảm thiểu tác động đến tự nhiên?

  • Tôi có thể làm gì với nguồn lực của mình để làm những việc có ích cho xã hội và nền kinh tế nước nhà?

  • Làm thế nào để tôi có thể nuôi trồng được thức ăn cho gia đình mình và tạo ra môi trường sống bền vững cho các sinh vật thay vì dựa hoàn toàn vào công nghiệp thực phẩm và những hệ lụy của nó?

  • v..v...


Permaculture dạy chúng ta thiết kế căn nhà riêng cho mình, tạo ra những khu vườn trù phú, trồng những cánh rừng thực phẩm, làm thế nào để kết hợp nuôi gia súc, xây dựng hê sinh thái bảo vệ sự sống hoang dã, tạo ra những vùng đất và hệ sinh thái nguyên sinh, tận dụng nguồn nước mưa, phát triển các doanh nghiệp và cộng đồng có đạo đức và nhiều hơn thế nữa. Với hình thức là mô phỏng hệ sinh thái, permaculture tập trung vào sự kết nối giữa sự vật hơn là từng cá thể riêng biệt.




Permaculture cũng có thể hiểu là sự cân bằng. Các hệ sinh thái trong tự nhiên vốn rất cân bằng và nếu chúng ta học tập được từ sự cân bằng đó, sự phát triển của ta sẽ được bền vững. Còn nếu chúng ta đẩy nó sang một bên, không tôn trọng điều đó, chúng ta sẽ tự mất cân bằng với thiên nhiên, đó là sự phát triển thiếu bền vững.


Do vậy, Permaculture là một hệ thống từ lý thuyết tới thực hành áp dụng trong nông nghiệp nhằm nâng cao tính bền vững của nông nghiệp và xã hội loài người. Về phần lý thuyết, thì nó là một loạt các quy tắc ứng xử công bằng giữa các cá thể trong quần thể, giữa các loài trong hệ sinh thái. Kèm theo đó là kho kiến thức sinh thái của các loài, mỗi loài có vai trò gì trong hệ sinh thái, đặc tính của nó ra sao, nó ăn cái gì vào, thải cái gì ra, v.v. Áp dụng các quy tắc và những kiến thức sinh thái đó vào thực tiễn thì phần thực hành của permaculture cung cấp cho chúng ta các mô hình thiết kế nông trại, các kỹ thuật canh tác tự nhiên, các kỹ thuật phối hợp và điều hoà các loài trong hệ sinh thái để vừa đảm bảo “bánh xe” sinh thái được vận hành trơn tru, vừa “lăn” được tới cái đích mà chúng ta muốn tới. Cụ thể, có một mô hình thực tế mà chúng rất quen thuộc, đó là VAC (vườn-ao-chuồng) thể hiện khá rõ những nguyên lý của permaculture.


Để hiểu chi tiết về hơn, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về Quy tắc thiết kế của Permaculture








Trong thiết kế này:



  • 3 nguyên tắc trung tâm là:


– Quan tâm đến môi trường (EARTH CARE): biểu tượng cây non tượng trưng cho sự phát triển tự nhiên và yếu tố thiết yếu của trái đất. Chúng ta phải bảo vệ mảnh đất, môi trường và trái đất của chúng ta thì mọi vật mới sống khỏe mạnh, phát triển tốt và bền vững


– Quan tâm đến con người (PEOPLE CARE): biểu tượng là hai người ở cạnh nhau thể hiện rằng con người cần phải cộng tác thay vì cạnh tranh với nhau để tạo ra sự thay đổi. Tất cả bắt đầu bằng thay đổi bản thân mình và mở rộng đến gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Khó khăn nhất là bản thân mình, phải phát triển tính độc lập, nỗ lực và có trách nhiệm.


– Chia sẻ hợp lý (FAIR SHARE): hình tưởng chiếc bánh và một miếng của nó thể hiện rằng chỉ lấy đi những gì bạn cần và chia sẻ đi những gì bạn không cần nhưng vẫn phải hiểu rằng luôn có giới hạn đối với việc bạn có thể lấy đi bao nhiêu và cho đi bao nhiêu.


Từ 3 nguyên tắc trung tâm này, chúng ta phát triển lên 12 nguyên lý thiết kế và hoạt động của Permaculture



  1. Biểu tượng cây xanh: Quan sát và tương tác (Observe and Interact). Đây là hình ảnh con người trở thành một cái cây. Quan sát tự nhiên là một yếu tố quan trọng đẻ có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về những yếu tố trong tự nhiên. Làm bạn chứ không phải cưỡng ép tự nhiên. Câu nói “Beauty is in the eyes of the beholder” nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta trân trọng những gì chúng ta quan sát được, nhưng thực ra trong tự nhiên, không có gì đúng hay sai, chỉ có sự khác biệt. https://permacultureprinciples.com/principles/_1/

  2. Biểu tượng mặt trời trong chai: Thu và dự trữ năng lượng (Catch and store energy). Hình ảnh này có ý nghĩa là chúng ta cần dự trữ năng lượng để dùng sau này. Và câu nói “make hay while the sun shines” nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ có thời gian nhất định để thu và dự trữ năng lượng. https://permacultureprinciples.com/principles/_2/

  3. Biểu tượng cây củ cải cắn dở: Nhận thành quả (Obtain a yield). Hình ảnh này mang ý nghĩa rằng chúng ta cần có thành quả. Câu nói “You can’t work with an empty stomach” nhắc nhở rằng thành quả sẽ giúp chúng ta phát triển bền vững. https://permacultureprinciples.com/principles/_3/

  4. Biểu tượng trái đất màu xanh nước biển: Áp dụng tự điều chỉnh và chấp nhận feedback (Apply self-regulation and accept feedback). Trái đất biểu trưng cho cơ chế tự điều chỉnh bị ảnh hưởng bởi feedback. Câu nói “The sins of the fathers are visited unto the children of the seventh generation” ý rằng những hậu quả tiêu cực mất nhiều thời gian để nhận ra. https://permacultureprinciples.com/principles/_4/

  5. Biểu tượng con ngựa: Sử dụng và trân trọng nguồn lực và dịch vụ tái tạo được (Use and value renewable resources and services). Sử dụng hiệu quả nhất những dư thừa của tự nhiên để giảm thiểu hành vi tiêu dùng và phụ thuộc vào nguyên liệu không tái tạo. Câu nói “Let nature takes its course” nhắc nhở rằng quản lý tự nhiên bằng việc sử dụng thừa các nguồn lực và công nghệ cao không chỉ đắt, lãng phí mà còn có ảnh hưởng xấu đến môi trường.  https://permacultureprinciples.com/principles/_5/

  6. Biểu tượng con giun: Không tạo ra chất thải (Produce no waste). Trân trọng và sử dụng các nguồn lực có sẵn, không có gì là chất thải. Con giun là biểu tượng tốt nhất cho xử lý rác thải của tự nhiên, biến những rác thải của cây cối, động vật thành những thức ăn có lợi. Thành ngữ “A stitch in time saves nine” nghĩa là sự bảo trì sẽ giúp ngăn cản sự tạo ra rác thải, trong khi “waste not, want not” nghĩa là rất dễ dàng để vất bỏ lúc dư thừa nhưng chính những rác thải/sự lãng phí này sẽ tạo ra khó khăn, trắc trở về sau.

  7. Biểu tượng mạng nhện: Thiết kế từ các yếu tố/đặc điểm đến chi tiết (Design from patterns to details). Lùi lại chúng ta có thể quan sát những đặc điểm của tự nhiên và xã hội. Đây là xương sống của thiết kế và chúng ta sẽ thêm thắt vào khi thực hành. Mỗi mạng nhện là duy nhất và thiết kế dựa trên địa điểm của nó, tuy nhiên đặc điểm về nan và những khoanh tròn là thống nhất. Thành ngữ “Can’t see the forest for the trees” ngụ ý rằng chúng ta càng đi vào chi tiết, chúng ta càng rời xa bức tranh tổng thể.

  8. Biểu tượng mọi người nắm tay nhìn từ trên cao: Hòa nhập hơn là chia tách (Integrate rather than segregate”. Đặt đúng vật vào đúng vị trí, mối quan hệ sẽ phát triển và chúng sẽ hỗ trợ lẫn nhau.

  9. Biểu tượng con ốc sên: Sử dụng các giải pháp nhỏ và chậm (Use small and slow solutions). Những hệ thống nhỏ và chậm thì dễ quản trị hơn những hệ thống lớn, giúp sử dụng nguồn lực địa phương tốt hơn và có kết quả tốt hơn. Câu thành ngữ “The bigger they are, the harder they fall” chỉ ra những khó khăn của quy mô và tăng trưởng lớn trong khi câu “slow and steady wins the race” khuyến khích tính kiên nhẫn phản ánh thực tế của tự ựnhiên và xã hội.

  10. Biểu tượng con chim: Sử dụng và trân trọng sự đa dạng (Use and value diversity). Đa dạng giảm thiểu tổn thất với nhiều loại nguy hiểm và tận dụng lợi thế của sự đặc biệt của tự nhiên mà nó sinh sống. Sự đa dạng chính là bảo hiểm tốt nhất cho những biến động của thiên nhiên.

  11. Biểu tượng con sông, núi và mặt trời: Sử dụng và trân trọng những vùng biên/tiệm cận (Use edges and value marginal). Vùng giáp ranh giữa các vật thường là nơi thú vị nhất bởi đó là nơi xuất hiện những thứ quý giá, đa dạng và hiệu quả nhất trong hệ sinh thái. Thành ngữ “Dont think you are on the right track just because it is a well-beaten road”, nghĩa rằng những điều phổ biến chưa chắc đã là điều tốt nhất.

  12. Biểu tượng chú bướm: Sử dụng và phản ứng với thay đổi một cách sáng tạo (Creatively use and respond to changes). Chúng ta có thể tạo ra những điểm tích cực từ những thay đổi không từ bỏ được bằng cách quan sát kỹ càng và tham gia vào đúng thời điểm. Thành ngữ “Vision is not seeing things as they are but as they will be” ngụ ý rằng hiểu được sự thay đổi không phải là một phương trình đường thẳng.


Đó là quy tắc của Preculture.




Tham khảo từ Blog KakaoFarm và https://permacultureprinciples.com/principles/


Từ khoá: ebook, giáo trình, permaculture, Permaculture Design, Basics of Permaculture, The Basics of Permaculture Design, nông nghiệp bền vững, nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến, thiết kế nông nghiệp bền vững, cơ bản về nông nghiệp bền vững, thiết kế cơ bản nền nông nghiệp bền vững, quy tắc của Permaculture, quy tắc thiết kế Permaculture

2 nhận xét:

levantaihg@gmail.com