Giống là một khâu rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Công tác giống chủ yếu bao gồm các khâu thu thập nguồn gen, bảo quản quỹ gen, lai tạo, tuyển chọn, thử nghiệm giống và nhân giống.
Nhờ phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật nân ngày nay phần lớn các công việc này được thực hiện một cách khá thuận lợi và nhanh chóng.
Sự hình thành và phát triển của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là kết quả của những phát hiện sau đây trong lĩnh vực sinh lý thực vật và di truyền học phân tử:
1. Tính toàn thể (potipotency) của mô và tế bào thực vật cho phép tái sinh được cây hoàn chỉnh từ mô, thậm chí từ một tế bào nuôi tách rời;
2. Khả năng tạo các cây đơn bội qua nuôi cấy túi phấn, từ đó tạo các dòng đồng hợp tử tuyệt đối và nhờ đó rút ngắn được chu trình lai tạo;
3. Khả năng hấp thụ ADN ngoại lai vào tế bào thực vật và khả năng chuyển gen để gây biến đổi (transformation) ở thực vật do ADN ngoại lai nhờ công nghệ gen (genetic engineering);
4. Khả năng nuôi cấy các tế bào thực vật nhờ nuôi cấy vi sinh vật dẫn đến khả năng ứng dụng di truyền phân tử vào thực vật bậc cao để phục vụ cho công tác tạo giống;
5. Kỹ thuật nuôi cấy protoplast và khả năng dung hợp protoplast, tái sinh cây hoàn chỉnh từ protoplast lai (cybrid);
6. Khả năng loại trừ virus bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, tạo các dòng vô tính sạch bệnh ở các cây nhân giống vô tính;
7. Khả năng dùng chồi nách, các thể chồi protocorm vào nhân giống vô tính với tốc độ cực nhanh một số cây trồng;
8. Khả năng sử dụng phương pháp nuôi cấy phôi để khắc phục hiện tượng bất thụ khi lai xa;
9. Khả năng bảo quản các nguồn gen bằng nuôi cấy trong ống nghiệm;
10. Khả năng tồn trữ các tế bào thực vật sống trong thời gian dài và ở nhiệt độ thấp mà không mất tính toàn thể của tế bào.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT, GS. TS. MAI XUÂN LƯƠNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học, công nghệ sinh học thực vật, giáo trình công nghệ sinh học thực vật, công nghệ gen, nuôi cấy mô, invitro, nuôi cấy mô tế bào thực vật, sinh lý thực vật, di truyền học phân tử, chuyển gen, biến đổi gen, nuôi cấy protoplast, nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, nuôi cấy phôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com