Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CÂY NGÔ VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI



Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 số dân trên toàn thế giới. Bên cạnh giá trị lương thực, cây ngô còn là cây thức ăn gia súc quan trọng. 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa.


Những năm gần đây cây ngô còn là loại cây thực phẩm được ưa chuộng. Người ta dùng bắp ngô bao tử để làm rau cao cấp. Đây là loại rau có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và không có dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật. Các loại ngô nếp, ngô đường được dùng để luộc, nướng hoặc đóng hộp làm đồ hộp. Ngoài ra, ngô còn là nguyên liệu của nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, đường glucô, bánh kẹo. Ngô đã được dùng để sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau trong các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, được và công nghiệp nhẹ.


Hiện nay trên thế giới hàng năm sản xuất trên 600 triệu tấn ngô hạt. Trong số đó, khoảng gần 100 triệu tấn được xuất khẩu, ngô được sử dụng chủ yến làm thức ăn gia súc. Ở một số nước sản lượng ngô dùng làm thức ăn gia súc chiếm trên 90%.


Ngô là loại cây lương thực cho năng suất cao vào bậc nhất trong các loại cây cốc. Năng suất ngô hạt ở một số nước như Italia, Pháp lên đến trên 90 tạ/ha bình quân.


Ngô được đưa vào trồng ở nước ta khoảng 300 năm trước đây. Hiện nay ở một số vùng miền núi, ngô là cây lương thực chủ yếu. Diện tích trồng ngô đã có bước tăng nhanh từ sau năm 1995 và hiện nay trên cả nước có khoảng 800 ha. Về năng suất những năm trước đây, bình quân cả nước chỉ đạt dưới 20 tạ/ha hạt. Từ sau những năm 90 năng suất tăng dần lên và đến nay đã đạt gần 30 tạ/ha. Do diện tích và năng suất ngô đều tăng cho nên đến những năm cuối thế kỷ XX sản lượng ngô nước ta đã đạt gần 2 triệu tấn hàng năm.


Những nổ lực trên đây đã góp phần thúc đẩy việc phát triển trồng ngô ở nước ta, tuy nhiên so vói tiềm năng, cây ngô ở nước ta còn có thể có những bước phát triển to lớn, mạnh mẽ hơn. Năng suất ngô ở nước ta còn thấp, thấp hơn bình quân chung của thế giới và thấp quá xa so với các nước có năng suất ngô cao. Nhiều diện tích lúa một vụ ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thể phát triển thêm một vụ ngô. Ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, cây ngô là một trong những loại cây đưa vào vụ Đông có kết quả.


Cuốn sách ''Cây ngô và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất'' cung cấp cho bạn đọc một số hiểu biết cần thiết về cây ngô nhằm góp phần tạo thêm cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển ngô ở nước ta.


Sách viết duới dạng phổ thông nên không có điều kiện đi sâu vào nhiều khía cạnh khoa học của kỹ thuật chọn tạo giống và thâm canh tăng năng suất ngô. Tuy vậy, sách cố gắng bao quát hết những vấn đề cơ bản và cần thiết có liên quan đến cây ngô, từ những đặc điểm sinh học sinh thái đến các vấn đề lịch sử, di truyền, chọn tạo giống ngô đến các biện pháp kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, IPM...


Hy vọng sách cung cấp cho bạn đọc những kiến thức và hiểu biết cần thiết để tiến hành sản xuất ngô đạt hiệụ quả cao, phù hợp với đường lối thâm canh, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp ở nước ta, đưa cây ngô thành một cây trồng có vị trí xứng đáng trong cơ cấu cây trồng của các vùng nông nghiệp.


Tác giá rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn mọi đóng góp và xin được thông cảm về những thiếu sót của sách.


[EBOOK] CÂY NGÔ VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lương thực, cây ngũ cốc, cây ngô, giáo trình cây lương thực, giáo trình cây ngô, cây bắp, giáo trình cây bắp, kỹ thuật trồng ngô, kỹ thuật trồng bắp, kỹ thuật thâm canh ngô, kỹ thuật thâm canh bắp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com