Mê du răng (Mesurund) Theo định nghĩa của TSO (Cơ quan Tiêu chuẩn hoá quốc tế) là một đại lượng cụ thể nào đó cần đo hoặc cần phân tích, trong danh pháp Hoá học của IUPAC còn gọi đó là chất cần phân tích (Analyte) chúng tôi mạnh dạn Việt hoá thuật ngữ này theo cách đọc của tiếng Pháp Mê du răng (Mésurand).
Phép đo: Là tập hợp một số thao tác nhằm mục đích thu được giá trị của một đại lượng nhất định. Bản chất của phép đo chính là việc so sánh đại lượng cần đo với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị. Ví dụ đo độ dài theo đơn vị mét: đo khối lượng theo đơn vị kg, đo nồng độ theo đơn vị phần trăm (%) hay phần triệu (ppm), đo dung tích theo ml...Ta chia phép đo thành 2 loại: phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. Phép đo trực tiếp là phép đo trong đó giá trị của đại lượng do được đọc ngay trên phương tiện đo, còn phép đo gián tiếp là phép đo trong đó giá trị của đại lượng đo được tính toán qua mối liên hệ đã biết giữa nó và các đại lượng liên quan có giá trị xác định được bằng phép đo trực tiếp. Độ chính xác của phép đo gián tiếp phụ thuộc vào độ chính xác phép đo trực tiếp có liên quan.
Độ đúng (Accuracy) và độ chính xác (Precision) của phép đo: Đây là hai khái niệm rất quan trọng trong lý thuyết sai số và cũng thường hay bị lẫn lộn với nhau, cần phải làm rõ và phân biệt hai khái niệm này. Để dể hình dung ta mô tả hai đặc trưng này bằng ví dụ cụ thể biễu diễn trên hình 1. Đây là kết quả chuấn độ thể tích của 4 phân tích viên A, B, C, D. Mỗi phân tích viên cho 5 kất quả chuẩn độ. Giá trị chuẩn đã biết là 20,00 ml. Các giá trị chuẩn độ được biễu diễn trên hàng tuyến tính một chiều.
[EBOOK] XỬ LÝ THỐNG KÊ CÁC SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM TRONG HOÁ HỌC, HUỲNH VĂN CHUNG (CHỦ BIÊN) VÀ ĐỖ QUÝ SƠN, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Từ khoá: ebook, giáo trình, hoá phân tích, thực nghiệm hoá học, thí nghiệm hoá học, xử lý số liệu thực nghiệm, xử lý số liệu hoá học, phân tích số liệu thực nghiệm, thống kê số liệu thực nghiệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com