Biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có diện tích khoảng 1 triệu km vuông bao bọc bờ phía đông phần đất liền từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) dài hơn 3200km. Trong vùng biến có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc ven bờ và hình thành các quần đảo lớn như Hạ Long - Cát Bà ở tây bắc vịnh Bắc Bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở vùng khơi Biển Đông. Cùng với sự tồn tại của đảo là các rạn san hô (RSH) bao quanh đảo với thành phần loài phong phú và cấu trúc đa dạng, đã hình thành nên hệ sinh thái rạn san hô (HSTRSH), một hệ sinh thái tiêu biểu và có tính đa dạng sinh học cao nhất của biển nhiệt đới. Cá rạn san hô được hiểu là nhóm cá có đời sống gắn liền với các sinh cảnh của rạn hoặc một phần trong vòng đời có đời sống liên quan tới rạn san hô. Nhóm cá rạn san hô điển hình được phân thành ba nhóm chính: (1) nhóm cá dạng cá bướm bao gồm các họ Chaetodontidea và Pomaeanthidae; (2) nhóm cá dạng đuôi gai gồm các họ Aeanthuridae, Siganidae và Zanelidea; (3) nhóm cá dạng bàng chài với các họ Searidae, Pomaeanthidae và Labridae (Choat J.H và BellWood D.R. 1991).Trong quần xã sinh vật sống trong rạn, động vật đáy và cá là hai nhóm động vật có ý nghĩa khoa học và giá trị kinh tế quan trọng nhất.
[EBOOK] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ GIÁ TRỊ NGUỒN LỢI CÁ RẠN SAN HÔ BIỂN VIỆT NAM (BIODIVERSITY AND LIVING RESOURCES OF THE CORAL REEF FISHES IN VIETNAM MARINE WATERS), TS. NGUYỄN NHẬT THI (CHỦ BIÊN) VÀ ThS. NGUYỄN VĂN QUÂN, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, đa dạng sinh học, đa dạng sinh học biển, nguồn lợi thuỷ sản, rạn san hô biển Việt Nam, biển Việt Nam, nuôi trồng thuỷ hải sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com