Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH KHÁNG SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG, GS. BÙI CHÍ BỬU (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quyển sách "Cơ sở di truyền tính kháng sâu bệnh hại cây trồng" được viết với sự cộng tác của nhiều tác giả, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, chia làm hai phần: phần I đề cập đến những nguyên tắc cơ bản, và phần II được minh họa bởi những nghiên cứu chuyên đề.


Sâu bệnh hại cây trồng là vấn đề rất lớn đối với các vùng nông nghiệp của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Những kiến thức cơ bản trong quyển sách này hi vọng sẽ giúp cho độc giả một số hiểu biết về tương tác giữa ký chủ và ký sinh, để quản lý sâu bệnh hại theo xu hướng đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên sinh vật.


Thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong thế kỷ qua, góp phần bảo vệ an toàn cây trồng trước yêu cầu thâm canh, sử dụng nguồn giống có mức độ đa dạng di truyền hẹp, trên diện rộng. Bên cạnh đó, người ta phải chịu đựng một ảnh hưởng ngược lại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, trong đó, quản lý nông nghiệp phải đảm bảo duy trì một sự cân bằng hợp lý giữa ký chủ và ký sinh, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng đa dạng, và không ngừng tiến hóa.


TS. Phạm Văn Dư khái quát mối quan hệ giữa ký chủ và ký sinh trên cơ sở bệnh học và di truyền học truyền thống. Mối quan hê nầy được chúng tôi giới thiệu bổ sung với thành tựu của sinh học phân tử, công cụ nghiên cứu chức năng các đoạn phân tử thông qua "transposon", đột biết mất đoạn, hoặc nhiều phương pháp khác, hình thành một ngành học mới "genome học về chức năng". Mối quan hệ giữa gen kháng của ký chủ và gen không độc tính của ký chủ là một lĩnh vực vô cùng lý thú, thu hút nhiều nghiên cứu thuộc nhiều ngành sinh học khác nhau. Sự hiểu biết cặn kẽ mối quan hệ này vô cùng cần thiết trong thiết lập chiến lược phòng chống bệnh cây có hiệu quả, và duy trì hiện tượng kháng bền vững đối với ký sinh có mức độ tiến hóa rất nhanh, như bệnh đạo ôn của cây lúa. Bên cạnh đó, mối quan hệ này được giới thiệu trên cơ sở hóa sinh của TS Vương Đình Tuấn, là một nội dung có giá trị tham khảo rất tốt. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến nội dung cần phải tiếp tục hoàn thiện là cơ chế hoạt động của những prohibitin tác động lên ký sinh.


TS. Nguyễn Thị Lang minh họa kết quả chọn lọc tính kháng bằng công trình nghiên cứu của chính mình về di truyền tính kháng bệnh đạo ôn và bạc lá hại lúa, thông qua chiến lược ứng dụng dấu chuẩn phân tử (MAS) để chọn giống. Anh Hồ Xuân Thiện minh họa đề tài ứng dụng sinh học phân tử trong bảo vệ bệnh cây do nhóm Tosvirus gây ra. Đây là công trình luận án Thạc sĩ được bảo vệ trong năm 2002 tại Ấn Độ.


TS. Nguyễn Thị Lộc giới thiệu một cách hệ thống các nguồn vật liệu cung cấp tính kháng sâu hại, trong đó nhấn mạnh nhóm protein tinh thể BT, nhóm lectin (GNA), nhóm ức chế trypsin, v...v.. Bản thân tác giả đã trực tiếp thực hiện việc chuyền nạp gen cry và GNA vào cây lúa. Nội dung này sẽ cung cấp cho độc giả những hiểu biết về ứng dụng kỹ thuật di truyền trong chọn tạo giống kháng sâu hại cây trồng.


TS. Nguyễn Thị Lang minh họa kết quả nghiên cứu chọn tạo giống kháng rầy nâu nhờ thiết kế những cặp mồi theo nguyên tắc "vị trí đánh dấu trên chuỗi mã di truyền" (STS). Tác giả đã thành công trong việc phát hiện gen kháng rầy nâu trong lúa hoang, trong các dòng con lai giữa lúa hoang vá lúa trồng. Nhóm tác giả đã cố gắng hoàn thiện qui trình MAS, thông qua kỹ thuật "fine mapping", sử dụng marker trên cơ sở PCR như STS, SSR, tạo ra BAC clone, so sánh mức độ chính xác giữa đánh giá kiểu gen và kiểu hình.


TS. Ngô Lực Cường minh họa kết quả nghiên cứu sử dụng cây lúa chuyển nạp gen kháng sâu đục thân trong sản xuất một cách ổn định. Bởi vì sâu có thể kháng lại cây chủ một khi áp lực chọn lọc quá lớn. Đây là nội dung rất cần thiết cho những độc giả quan tâm đến vấn đề GMO. Phần lớn nội dung được trình bày trong chương này là kết quả luận án tiến sĩ được thực hiện tại Viện Lúa Quốc Tế. Quản lý việc trồng các ruộng có cây biến đổi gen kháng sâu đục thân, xen lẫn ruộng trồng cây không chuyển gen, nhằm tạo cho sâu có tần suất gen dị hợp tử cao, là một quan điểm khá lý thú, trong việc duy trì tính kháng ổn định.


Chúng tôi cố gắng giữ nguyên những quan điểm của từng tác giả trong phạm vi chuyên môn của từng lĩnh vực để độc giả tham khảo. Có thể những nội dung giới thiệu thể hiện sự trùng lập giữa các tác giả, rất mong quý vị thứ lỗi. Nhưng đây là những kiến thức rất đa dạng của từng chuyên ngành khác nhau: Di truyền, Sinh hóa, Bệnh cây, Côn trùng, Sinh học phân tử, các nội dung có tác dụng bổ sung cho nhau rất tốt.


Sự sắp xếp trật tự của bộ genome với gần 50.000 gen được biết, thể hiện tính sáng tạo của thiên nhiên, đã hình thành một sự đa dạng về chức năng. Điều này giống như một bài thơ được cấu thành bằng các từ sắp xếp hợp lý và nghệ thuật, một chương trình cải tiến giống cây trồng chống chịu sâu bệnh hại thành công đòi hỏi chúng ta biết cách sử dụng thật tốt "tự điển genome học" này.


Đây là quyển sách tham khảo, có thể rất cần thiết cho các bạn sinh viên đại học và cao học, cho quí vị độc giả quan tâm đến công nghệ sinh học, việc quản lý sản phẩm GMO, việc đa dạng sình học trong quản lý dịch hại tổng hợp, cho cán bộ nông nghiệp đang phục vụ ở các lĩnh vực bảo vệ thực vật, giống cây trồng.


Rất mong quí độc giá tha thứ và góp ý, nếu có những thiếu sót trong lần xuất bản này.


[EBOOK] CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH KHÁNG SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG, GS. BÙI CHÍ BỬU (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, di truyền học, di truyền học phân tử, gen, gene, cơ sở di truyền tính kháng, tính kháng sâu bệnh, ký chủ, ký sinh, quản lý sâu bệnh hại, đa dạng sinh học, bảo tồn tài nguyên sinh vật, GMO, IPM, quản lý dịch hại tổng hợp, BVTV, bảo vệ thực vật, cây lúa, lúa, kháng rầy, kháng rầy nâu, kháng đạo ôn, kháng bạch lá lúa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com