Đất của chúng ta là một lọai tài nguyên tự nhiên có giới hạn, Việt nam chỉ có hơn 33 triệu ha đất tự nhiên. Trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 10 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng hơn 11 triệu ha, còn lại là đất sử dụng với các mục đích khác.
Do vấn đề tăng dân số, một phần đất, nhất là đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, như đất ở, xây dựng, công nghiệp…., nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, nhất là tỉ lệ diện tích đất/ đầu người.
Các quan điểm về khoa học đất
- Pedology (phát sinh học đất): ngành khoa học nghiên cứu các yếu tố và tiến trình hình thành đất, bao gồm việc mô tả, giải thích các phẩu diện đất, cá thể đất và các lọai đất trên bề mặt vỏ quả đất. Từ pedology được sử dụng đồng nghĩa với khoa học đất và với một tên khác là phát sinh học đất. Vì vậy, phát sinh học đất xem đất là một thực thể tự nhiên.
- Edaphology (thổ nhưỡng học): là ngành khoa học nghiên cứu những ảnh hưởng của đất đến sinh vật, đặc biệt là cây trồng. Các môn học như độ phì nhiêu đất đai, bảo tồn đất nẳm trong quan điểm này.
Các định nghĩa về đất. Từ các quan điểm trên nên có 1 số định nghĩa về đất. Đối với nông nghiệp thường định nghĩa đất theo quan điểm thổ nhưỡng học.
Vai trò của đất
Trong bất cứ một hệ sinh thái nào, đất cũng đều có 5 vai trò quan trọng nhất. Các vai trò đó là:
Môi trường sinh trưởng của thực vật
a. Giúp thực vật đứng vững: Đất là nơi bộ rễ cây trồng ăn sâu vào, và giữ cây đứng vững.
b. Cung cấp O2 và thải khí CO2 của rễ cây: Sự phát triển của rễ cây phụ thuộc vào tiến trình hô hấp để nhận năng lượng. Do rễ hô hấp nên sẽ nhận khí O2 và thải khí CO2 vào đất, đây là vai trò quan trọng của đất đối với rễ.
c. Giữ nước và cung cấp nước: Một vai trò quan trọng khác là đất luôn có độ rỗng nhất định nên có khả năng giữ lại được nước và cung cấp cho cây trồng.
d. Điều chỉnh ẩm độ và nhiệt độ: Khi ẩm độ đất thay đổi, nhiệt độ đất cũng thay đổi một phần, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ
e. Nơi chứa một số chất gây độc: có nhiều nguyên nhân có thể hình thành nên các chất gây độc cho rễ. Các chất độc này có thể tạo ra bởi con người, rễ cây, vi sinh vật hay do các phản ứng hóa học tự nhiên.
f. Cung cấp các chất dinh dưỡng: đất cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng dưới dạng các ion. Con người và động vật sẽ sử dụng các ion này làm thức ăn, vì vây có thể nói các chất khoáng con người sử dụng gián tiếp thông qua đất. Một vai trò cơ bản của đất trong sự sinh trưởng phát triển của cây trồng là đất có khả năng cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH KHOA HỌC ĐẤT CƠ BẢN, LÊ VĂN DŨ, KHOA NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
Từ khoá: ebook, giáo trình, khoa học đất, giáo trình khoa học đất, khoa học đất cơ bản, dinh dưỡng cây trồng, thổ nhưỡng học, giáo trình thổ nhưỡng học, độ phì, phì nhiêu đất, đất, đất trồng, đất nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com