Trong số các giống của một loại cây trồng nào đó - thí dụ như lúa, bấp hay đậu nành - thì có một vài giống cỏ đặc điểm là côn trụng không tấn công và gây hại được nên không bị mất năng suất, thì người ta gọi đó là giống kháng, thí dụ như giống lúa kháng rầy nâu mà chúng ta đang canh tác hiện nay. Tính kháng đó có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nông dân có thể để giống hay nhân giống lên mà dùng cho các mùa vụ kế tiếp, hay phổ biến sang các dịa phương hoặc quốc gia khác.
Khởi đầu, đó là các giống cây có sẵn từ lâu đời tại địa phương mà trước giờ chưa ai để ý tới vì côn trùng chưa gây hại nhiều. Thí dụ như khi rầy nâu bắt đầu phát dịch và gây hại lúa do các giống lúa Thần Nông như IR8, 73-2 được trồng đại trà ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ năm 1974, thì công tác tuyền chọn giống lúa kháng rầy nâu bắt đầu. Và sau khi thanh lọc gần 300 giống lúa mùa của cả nước thì thấy chỉ có 2 giống cỏ tính kháng rầy có tên là Nhe và Sằn có nguồn gốc từ miền Trung, không bị rầy tấn công, nên gọi là giống kháng. Ở Ấn Độ, người ta cũng tìm thấy vài giống như Rathu heenati và Babavvee kháng được rầy nâu.
Tuy nhiên, nhược điềm của các giống này đều là lúa mùa địa phương nên thường có năng suất thấp, cao cây, lá dài nên dễ đổ ngã, thời gian sinh trưởng dài nên chỉ trồng được một vụ trong năm. Do đó, người ta chỉ dùng các giống kháng côn trùng này để làm nguồn lai tạo nhằm chuyền gen kháng của chúng vào trong các giống lúa cao sản đã được lai tạo sẵn nhưng chưa có gen kháng côn trùng.
[EBOOK] GIỐNG CÂY KHÁNG CÔN TRÙNG, TS. NGUYỄN VĂN HUỲNH, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, giống kháng kháng cây trồng, tính kháng cây trồng, giống cây kháng côn trùng, kháng sâu, kháng rầy, di truyền tính kháng sâu rầy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com