Ngoài tác hại do thiên tai (bão, lũ, khô hạn...) cây lúa còn bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu bệnh, cỏ dại, chuột... Trong đó sâu bệnh là đối tượng nghiêm trọng hơn cả.
Việc thâm canh, tăng vụ đã đặt ra những yêu cầu cao đối với công tác bảo vệ thực vật.
Sử dụng riêng rẽ từng biện pháp sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, mà cần phải thực hiện một quy trình QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM: Integrated Pest Management).
Mục đích của nó là không hoặc dùng rất ít thuốc trừ dịch hại nhưng vẫn bảo đảm được năng suất cây trồng, tránh sự ô nhiễm môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Do đó, quản lý dịch hại tổng hợp có nguyên tắc cơ bản sau đây:
1/ Trồng cây khoẻ: ứng dụng hài hoà các biện pháp về kỹ thuật canh tác như, giống, thời vụ, phân bón, chế độ nước...
2/ Bảo tồn thiên địch: Không hoặc sử dụng rất ít thuốc trừ sâu hại để bảo tồn được sự hiện diện của các loài sinh vật có ích (thiên địch) trên đồng ở mật số đủ khống chế mật số sâu hại.
3/ Thăm đồng thường xuyên: Mục đích cho chúng ta phân biệt được từng yếu tố trong hệ sinh thái, mối quan hệ của chúng. Đồng thời tác động những yếu tố kỹ thuật vào để hạn chế sự gây hại của dịch hại, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển mạnh.
4/ Nông dân trở thành chuyên gia: tất cả nông dân được huấn luyện sẽ trở thành chuyên gia trên đồng ruộng của mình. Đồng thời cũng là người huấn luyện và truyền đạt cho các nông dân khác để cùng thực hiện chương trình IPM rộng rãi.
[EBOOK] HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÊN LÚA (IPM), NGUYỄN VĂN THIÊM VÀ PHAN VĂN KHỔNG, NXB NÔNG NGHIỆP
Từ khoá: ebook, giáo trình, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa, hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp, IPM trên lúa, hướng dẫn IPM, IPM, Integrated Pest Management, lúa, cây lúa, phòng trừ dịch hại tổng hợp, phòng trừ dịch hại trên lúa, sâu bệnh hại lúa, thiên địch, thiên địch trên lúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com