Sản xuất rau an toàn là phương pháp canh tác rau tổng hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức Hợp tác Nông nghiệp và Lương thực châu Á (Asian Food and Agriculture Cooperation Initiative-AFACI) thuộc Tổng cục phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) thành lập năm 2009, nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp bền vững trong khu vực châu Á, góp phần phát triển kinh tế phù hợp trong các nước châu Á thông qua sự hợp tác công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực thực phẩm. Kế hoạch hoạt động chính của AFACI liên quan đến hợp tác quốc tế cho phát triển công nghệ nông nghiệp và thực phẩm bền vững để đối phó với biến đổi khí hậu, phát triển bảo tồn, ứng dụng công nghệ môi trường nông nghiệp và tài nguyên di truyền, nâng cao nâng lưc, chuyển giao công nghệ và xoá đói - giảm nghèo.
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép tham gia và thực hiên dư án “Phát triển chương trình GAP phù hợp với địa phương và hệ thống thông tin an toàn sản xuất nông nghiệp'’. Mục tiêu của dư án nhằm chia sẻ thông tin về nghiên cứu và tổ chức hệ thống thông tin về sản xuất nông nghiệp an toàn. Nâng cao chất lượng và an toàn của các sản phẩm nông nghiệp ở các nước châu Á thông qua GAP thành lập và thiết lập hệ thống thông tin an toàn sản xuất nông nghiệp giữa các nước thành viên AFACI.
Năm 2013 Việt nam đã đăng cai tổ chức Hội thảo để đánh giá hiện trạng sản xuất, tiêu thụ và quản lý sản phẩm nông nghiệp an toàn tại Việt Nam và các nước thành viên dự án; đánh giá về nhận thức của người tiêu dùng và thị trường. Các nước thành viên tham dự: Bangladesh, Cambodia, Indonesia, LaoPDG, Mongolia, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thailand, Korea, Vietnam.
Việt Nam tham gia các hoạt động nghiên cứu nhằm thúc đẩy chương trình GAP quốc gia để đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rau và trái cây tươi để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Phân tích hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chương trình GAP tại các trang trại được đầy đủ, tập trung vào tăng cường năng lực phân tích hóa học và vi sinh vật và trao đổi thông tin an toàn thực phẩm. Mở các lớp tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ sản xuất ở các địa phương nhằm tạo ra những sản phẩm không sâu bệnh, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thiết lập mạng lưới các hệ thống thông tin an toàn cho nông nghiệp. Xây dựng trang web để phổ biến kiến thức thực hành an toàn nông nghiệp, quảng cáo các địa phương và các sản phẩm được sản xuất bởi VietGAP. Xuất bản các ấn phẩm về quy trình và hướng dẫn về an toàn sản xuất nông nghiệp cho một hoặc hai cây trồng chính. Đào tạo nông dân ở những địa phương được đăng ký VietGAP thực hiện (1-2 địa phương). Chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan.
Trong quyển sách tham khảo này trình bày Qui trình sản xuất cây rau đậu theo hướng VietGAP, nhấn mạnh cây đậu đũa, nhằm phục vụ cho chỉ dạo sản xuất và tập huấn kỳ thuật cho cán bộ, nông dân.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Tổng cục phát triển nông thôn toàn Quốc (RDA), Tổ chức AFACI, Viện Khoa học Nông nghiệp quốc gia Hàn quốc (National Academy of Agricultural Sciences- NAAS), Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam (VAAS), các chuyên gia, kỹ thuật viên Hàn quốc, Việt nam đã hợp tác giúp đỡ về mặt kỹ thuật và tài chính để dự án thành công.
Nhóm tác giả
[EBOOK] KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY ĐẬU RAU AN TOÀN THEO VIỆT-GAP, GS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤT ET AL., DỰ ÁN AFACI -GAP-VIETNAM, VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, BỘ NN&PTNT
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, GAP, VietGAP, thực hành nông nghiệp tốt, đậu rau, đậu đũa, kỹ thuật trồng đậu rau, kỹ thuật trồng đậu đũa, đậu đũa VietGAP, kỹ thuật sản xuất cây đậu rau an toàn, kỹ thuật sản xuất cây đậu rau theo VietGAP, Good Agricultural Practices, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tiên tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com