Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: TOẢ HƯƠNG, PHÔ SẮC ĐỂ CHÀO MỜI...MỐI LÁI

https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí
Khoảng năm mươi năm về trước, nhà thơ lớn của Việt Nam là Xuân Diệu, có viết một tập truyện ngắn, đặt tên là "Phấn thông vàng”. Phấn của nhị hoa phải hòa làm một với noãn của nhụy hoa, thì hoa mới kết được hạt và biến thành quả. Nghe chữ "phấn”, ai cũng thích và nhớ ngay đến "son phấn”, đến "mặt hoa da phấn”. Thực ra phấn chỉ đẹp khi nhìn bằng mắt trần. Nếu đặt dưới kính hiển vi để nhìn rõ to (như trong các ảnh kèm theo) thì hạt phấn hoa cẩm chướng (hình 1) giống một con súc sắc có nhiều "ổ gà" ; hạt phấn hoa thục quỳ (hình 2) trông như một quả bóng bàn tua tủa gai, còn hạt phấn cây trinh nữ (hình 3) thì nhìn hệt như một quả bóng đá... vụng khâu !
Hình 1. Hạt phấn hoa cẩm chướng

Hình 2. Hạt phấn hoa thục quỳ (trên), Hình 3. Hạt phấn hoa trinh nữ (dưới)
Nhưng cái cần nhớ nhất là cả ba loại phấn vừa kể (cũng như phấn của hầu hết các cây hoa khác) đều không có... chân, không có... cánh, nên không tự mình vác xác đến nhà nhụy, để "tìm hiểu" noãn được ! Đến mùa cưới, thông phải tung ra từng đám lớn bụi phấn, để dát vàng cả rừng thông, là vì vậy. Tuy nhiên, thông cũng rầu rĩ than thở là đã "gửi phấn hương cho gió phũ phàng", vì biết gió sẻ hùng hục thổi bạt đám mây phấn đi khắp bốn phương, chắc chẳng còn mấy hạt đưọc đưa tối đúng nơi hò hẹn ! Lặng phí bao nhiêu là phấn lạc, hương thừa...
Cho nên, những loài cây sinh sau đẻ muộn so với thông, "con hơn cha là nhà có phúc", mới có sáng kiến nhờ cậy những "ông mai, bà mối" đưa rể đến tận ngõ ! Đó là các côn trùng (như ong, bướm) và các động vật có xương sống (như chim, dơi và cả chuột nữa !) Nhưng mối mai cừ khôi nhất là các loài ong. Trước hết, họ hàng nhà ong, có nhiều vô kể ! Hơn mười vạn loài khác nhau, các bạn ạ, mà loài nào cũng đông đúc, có mặt khắp nơi. Thứ hai, ong rất chăm chỉ bay từ hoa này tới hoa kia. Thật tình mà nói, nó cũng chẳng có ý thức gì trong chuyện chuyển phấn hoa này đến noãn hoa kia. Nhưng đối với nhiều loài ong, mật hoa là nguồn thức ăn duy nhất để tự nuôi sống mình và nuôi sâu ong trong tổ. Vì "miếng cơm" đó mà ong cất công bay xa tổ có lúc hàng chục cây số. Mà đã gặp hoa, là ong hạ cánh xuống ngay để tìm cách hút nhụy. Và thế là phấn hoa sẽ bám đầy ngưòi ong (hình 4). Khi ong đến thăm hoa khác, một số hạt phấn sẽ dính vào đầu nhụy.
Và vậy là "hôn lễ hoa" được cử hành !
Hình 4. Bụi phấn trên mình ong
 Mà hoa cũng thật là khéo chiều ông mối ! Hoa tỏa hưong thơm ngát để chào mời ong. Hoa lại làm ra mật ngọt ngào để chiêu đãi ong. Nhiều hoa như hoa thuốc phiện còn "đánh dấu màu" trung tâm của sân bay để ong hạ cánh an toàn ! (hình 5). Và đặc biệt, phong lan còn ngụy trang hoa thành... ong, để gọi đàn bay tới (hình 6). Thế có ranh ma không chứ!
Hình 5. Đánh dấu nơi hạ cánh

Hình 6. Biến hoa thành ong để gọi đàn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com