Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: VÌ CON EM CHÚNG TA

https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí
Nói tới phân bón cho cây trồng, ai cũng nghĩ ngay đến 3 chữ cái : N. P. K.
N là nitơ ; K là kali ; còn P là phốt phát, ta còn gọi là lân. Ai làm ruộng, trồng cây mà chẳng biết nhà máy "Su-pe lân Lâm Thao”, Phú Thọ?
Lân có 2 loại. Một loại là lân bình thường, ta gọi tắt là P (31). Loại thứ hai hơi đặc biệt, ta gọi tắt là P (32). P (32) là một chất "phóng xạ”, nghĩa là liên tục bắn ra những tia vật chất khá mạnh, có thể xuyên qua nhiều thứ vật cản và đê lại dấu vết, trên giấy ảnh chẳng hạn. Cho nên, P (32) đã đi đâu, đến đâu, ở đâu thì dù có được che dấu kĩ, chẳng qua cũng chỉ dối với người trần mắt thịt thôi, vì nó đã "dấu đầu hở đuôi", tự chụp hình mình trên mấy trắng mực đen rồi.
Hình 1. Phân lân tự chụp ảnh: thức ăn được tập trung cho lá non
Các em có muốn khai thác cái sơ hở của P (32), để thử làm "thám tử" và lần mò, dò theo dấu vết của phân lân, sau khi bị rể bắt cóc, tống vào trong cây không ? Nhiều pha bất ngờ lắm, các em ạ.
Để mở đầu, ta hãy pha chế một ít phân lân chứa P (32) vào trong một chậu nước, rồi ngâm bộ rể một cây đậu vừa nảy mầm được 5-6 lá vào trong đó. Xong, ta chờ một thời gian, cho P (32) ngấm vào rể và thử xem từ đó, nó được phân phối đi đâu ? Muốn vậy, chỉ cần nhìn phần in đen đậm nét nhất của hình 1 : đó là ảnh P (32) tự chụp.

Hình 2. Phân lân tự chụp ảnh: Lá non đã lớn thành lá trưởng thành
Thì ra, phân lân được tích lũy trong rể, từ đó một phần đã theo thân lên các lá non nhất, cũng là những lá đang cần nguyên vật liệu nhất để lớn lên ! Bây giờ ta hãy lấy cây đậu ra khỏi chậu nước chứa phân lân và ngâm nó vào một chậu nước không chứa phân lân. Nói cách khác, ta hãy cắt đứt nguồn tiếp tế phân lân mới, để xem cây sẽ xoay xở như thế nào ?
Cây tiếp tục sống - Các lá non cứ lớn dần thành lá trưởng thành. Cây đâm chồi, nảy lộc và sinh ra những lá non mới. Các em hãy nhìn vào hình 2. Hay thật !
Phân lân lần này đã được chuyển sang phân phối ưu tiên cho lá non mới ! Vì bây giờ thì chính chúng mới cần thức ăn nhất, để lớn lên... Xem ra, về mặt này, xã hội các loài cây thực hiện khầu hiệu “Vì con em chúng ta”. Vậy là, nó còn nghiêm túc hơn xã hội loài người nhỉ ?
Nguồn: Chuyện lạ có thật về thực vật (Lê Quang Long và Nguyễn Thị Thanh Huyền)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com