Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang là một đòi hỏi bức xúc trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Ý thức được vấn đề đó, những năm gần đây đã có nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là các mô hình sản xuất nông hộ, trang trại, vườn rừng (VR), vườn ao chuồng (VAC), rừng ao chuồng (RAC), vườn hoa cây cảnh... có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Điều đó, không những đã góp phần vào việc xoá đói giảm nhgèo mà còn hơn thế nữa tạo điều kiện cho những gia đình nông dân sản xuất giỏi có điều kiện làm giàu, sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội.
Trong bài phát biểu của mình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X ngày 22/11/2000 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Huy Ngọ đã nêu lên mấy vấn đề như sau:
Trong bài phát biểu của mình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X ngày 22/11/2000 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Huy Ngọ đã nêu lên mấy vấn đề như sau:
Chính phủ cần nhận thức việc chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá có hai vấn đề lớn về cơ cấu sản xuất nông nghiệp và triển khai giống cây trồng và gia súc. Cơ cấu phải dựa trên hai yếu tố: lợi thế của từng vùng và thị trường. Từ trước đến nay chúng ta chỉ mới nghĩ về lợi thế mà ít nghĩ đến thị trường nên đã dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ.
Bởi vậy, trong Nghị quyết của Chính phủ đã bổ sung cần điều chỉnh lại 7 vùng kinh tế của đất nước theo hướng cơ cấu mới gắn với thị trường, Để đạt được mục đích đó cần điều chỉnh lại: nơi nào làm lúa có hiệu quả nhất, năng suất cao nhất thì duy trì. Ngược lại, nơi nào làm lúa không có lợi, hiệu quả kém thì chuyển sang làm câv ăn quả và cây có lợi khác.
Hưởng ứng chủ trương đó trong sản xuất nhiều vùng khác nhau ở nước ta bà con nông dân đã mạnh dạn thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất úng trũng, sản xuất hai vụ lúa bấp bênh, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp sang những công thức luân canh cây trồng có lợi khác đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đáng chú ý là các công thức: Lúa xuân - đậu đỗ hè thu - cây vụ đông; Ngô - đậu đỗ hè thu - rau vụ đông; Cây ăn quả - lúa - cá; Cây ăn quả (trồng xen cây dược liệu-hoa) - cá (kết hợp chăn nuôi lợn hướng nạc) v.v... Tuy nhiên, một phương thức mới chuyển đổi đã được bà con nông dân lựa chọn là chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là việc chuyển đổi gần như toàn bộ diện tích trồng lúa ở một số xã thuộc huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và huyện Từ Liêm (Hà Nội) sang trồng hoa đã thu được hiệu quả kinh tế gấp 4-5 lần, thậm chí gấp 8-10 lần so với trồng lúa.
Gần đây, một số địa phương như: Việt Trì (Phú Thọ), thị xã Hưng Yên, huyện Hưng Hà (Thái Bình)... đã xây dựng thành công các mô hình trồng hoa với diện tích 1-2ha đến 10ha đạt hiệu quả kinh tế cao, cung cấp hoa cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Để góp phần giúp bà con nông dân có thêm kiến thức củng như các biện pháp kỹ thuật cụ thể trong nghề trồng hoa, cung cấp nhiều hoa đẹp cho nhu cầu cuộc sống ngày càng đi lên của nhân dân ta và xuất khẩu. Các tác giả: Ths. Đặng Văn Đông, PGS-TS Đinh Thế Lộc và PGS-TS Nguyễn Quang Thạch đã cho ra mắt độc giả cuốn ”Cây hoa Hồng và kỹ thuật trồng”.
Nội dung cuốn sách ngoài việc trình bày nguồn gốc lịch sử, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới, sách còn đề cập đến đặc điểm của một số giống hoa hồng. Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu vào việc sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, sản xuất kinh doanh hoa hồng và giới thiệu một số mô hình trồng có kết quả trong sản xuất.
Mặc dù sách củng còn một vài hạn chế và thiếu sót nhỏ, song theo chúng tôi nội dung cuốn sách đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt kỹ thuật và sản xuất có tác dụng hướng dẫn cho những ai (tập thể và cá nhân) có lòng mong muốn say mê nghiên cứu trồng, sản xuất và kinh doanh hoa hồng.
Với tư cách là một nhà khoa học tôi muốn giới thiệu cuốn sách này với quý độc giả nhằm góp một phần nhỏ trong việc phổ biến nghề trồng hoa đang được bà con nông dân ở nước ta ưa thích. Rất mong độc giả xa gần góp ý để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.
GS.TS Trần Văn Lài
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả TW
Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông ThônHưởng ứng chủ trương đó trong sản xuất nhiều vùng khác nhau ở nước ta bà con nông dân đã mạnh dạn thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất úng trũng, sản xuất hai vụ lúa bấp bênh, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp sang những công thức luân canh cây trồng có lợi khác đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đáng chú ý là các công thức: Lúa xuân - đậu đỗ hè thu - cây vụ đông; Ngô - đậu đỗ hè thu - rau vụ đông; Cây ăn quả - lúa - cá; Cây ăn quả (trồng xen cây dược liệu-hoa) - cá (kết hợp chăn nuôi lợn hướng nạc) v.v... Tuy nhiên, một phương thức mới chuyển đổi đã được bà con nông dân lựa chọn là chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là việc chuyển đổi gần như toàn bộ diện tích trồng lúa ở một số xã thuộc huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và huyện Từ Liêm (Hà Nội) sang trồng hoa đã thu được hiệu quả kinh tế gấp 4-5 lần, thậm chí gấp 8-10 lần so với trồng lúa.
Gần đây, một số địa phương như: Việt Trì (Phú Thọ), thị xã Hưng Yên, huyện Hưng Hà (Thái Bình)... đã xây dựng thành công các mô hình trồng hoa với diện tích 1-2ha đến 10ha đạt hiệu quả kinh tế cao, cung cấp hoa cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Để góp phần giúp bà con nông dân có thêm kiến thức củng như các biện pháp kỹ thuật cụ thể trong nghề trồng hoa, cung cấp nhiều hoa đẹp cho nhu cầu cuộc sống ngày càng đi lên của nhân dân ta và xuất khẩu. Các tác giả: Ths. Đặng Văn Đông, PGS-TS Đinh Thế Lộc và PGS-TS Nguyễn Quang Thạch đã cho ra mắt độc giả cuốn ”Cây hoa Hồng và kỹ thuật trồng”.
Nội dung cuốn sách ngoài việc trình bày nguồn gốc lịch sử, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới, sách còn đề cập đến đặc điểm của một số giống hoa hồng. Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu vào việc sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, sản xuất kinh doanh hoa hồng và giới thiệu một số mô hình trồng có kết quả trong sản xuất.
Mặc dù sách củng còn một vài hạn chế và thiếu sót nhỏ, song theo chúng tôi nội dung cuốn sách đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt kỹ thuật và sản xuất có tác dụng hướng dẫn cho những ai (tập thể và cá nhân) có lòng mong muốn say mê nghiên cứu trồng, sản xuất và kinh doanh hoa hồng.
Với tư cách là một nhà khoa học tôi muốn giới thiệu cuốn sách này với quý độc giả nhằm góp một phần nhỏ trong việc phổ biến nghề trồng hoa đang được bà con nông dân ở nước ta ưa thích. Rất mong độc giả xa gần góp ý để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.
GS.TS Trần Văn Lài
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả TW
[EBOOK] CÂY HOA HỒNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, THS. ĐẶNG VĂN ĐÔNG ET AL., NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.
Từ khoá: ebook, giáo trình, hoa hồng, kỹ thuật trồng hoa hồng, trồng và chăm sóc hoa hồng, sâu bệnh hại hoa hồng, nguồn gốc lịch sử hoa hồng, giá trị kinh tế hoa hồng, tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới, đặc điểm của một số giống hoa hồng, sản xuất cây giống hoa hồng, sản xuất kinh doanh hoa hồng, một số mô hình trồng hoa hồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com