Cá mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi): Phân bố: phổ biến ở các sông ngòi miền Bắc nước ta. Trong điều kiện tự nhiên thường gặp cỡ 0,5 – 1 kg/con, có con nặng 15 kg (ở sông Đà). Cá sống ở tầng giữa và tầng mặt.Thức ăn chủ yếu là thực vật phù du,một ít sinh vật nguyên sinh, động vật không xương sống cỡ nhỏ, cám, bã đậu…- Cá thành thục ở tuổi thứ 3, nặng 1 – 2 kg, cá cái 3 kg có 30 – 50 vạn trứng.
Cá mè trắng Trung Quốc (H.molitrix): - Nhập vào nước ta từ năm 1958, đến 1963 thì cho đẻ thành công. Cỡ cá nhỏ hơn cá mè trắng Việt Nam nhưng thời gian đẻ sớm và đẻ nhiều. Aên thực vật phù du là chính. Cùng chiều dài nhưng nhẹ cân hơn cá mè trắng Việt Nam. Ở Trung Quốc cá 1 tuổi nặng 0,67 kg, 5 tuổi dài 63 cm, nặng 6,4 kg. Sức sinh sản: 9 – 11 vạn trứng trên 1 kg cá cái, đẻ vào cuối tháng 3. Lai mè trắng cái Trung Quốc với mè trắng đực Việt Nam cho con lai F1; thời gian đẻ sớm, cá dễ đẻ, năng suất cá bột cao. Tỷ lệ sống của giai đoạn cá hương, cá giống cao hơn loài cũ.
Cá mè hoa (Aristichthys nobilis): Phân bố ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn). Nhập vào Việt Nam năm 1958, lượng mỡ chiếm 12% trọng lượng cá. 1 kg cá mẹ thường sản xuất được 2 – 2,5 vạn cá bột. Cá mè hoa thường lớn hơn cá mè trắng, tăng trưởng nhanh từ năm thứ 1 đến thứ 3, giảm lớn năm thứ 4. - Ăn: động vật phù du là chủ yếu (50 - 60%). Nuôi ở mật độ thưa 1 năm lớn 1 – 1,5 kg (cá thả ra sông 1 năm dài 24,7 cm), cá 2 – 3 tuổi nặng 4 – 6 kg. Ở hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) cá 3 tuổi, nặng 20 kg; con lớn nhất 40 kg; ở Trung Quốc có con nặng 57 kg.
Cá mè trắng, mè hoa là đối tượng nuôi cao sản trong tập đoàn cá mè, trôi, trắm, chép. Cá mè tham gia khai thác tối ưu nguồn năng lượng trong các hệ sinh thái ao, hồ, ruộng trũng, sông, góp phần chống ô nhiễm môi trường nước. Cá chiếm tỷ lệ lớn ở các loại hồ chứa nước, nhất là thời kỳ đầu mới ngập nước như ở hồ Cấm Sơn, có mẻ lưới đạt 108 tấn,hồ Tam Hoa (Lạng Sơn) 26 tấn/mẻ (1974), hồ Thác Bà (Yên Bái) 47 tấn/mẻ, chủ yếu là cá mè.
Trên thế giới có khoảng 262 loài thủy sản nuôi, trong đó 17 loài sàn lượng chiếm 95% tổng sản lượng cá nuôi. Dùng phân vô cơ để nuôi cá: Phân đạm urê và phân lân Lâm Thao ( Vĩnh Phúc), bón hàng tuần với nồng độ 1,5 mg/l, tỷ lệ hỗn hợp N:P là 1:2, vôi bột bón với lượng 1,4 kg/100m2. Nuôi cá mè trắng, mè hoa, rô hu, mrigal, trôi, chép. Thời gian từ tháng 5 – 12. Mật độ 1 con/m2. Tỷ lệ ghép (%): mè trắng 10, mè hoa 1, rô hu 60, mrigal 20, trôi 5, chép 4, ở ao rộng 4.000 m2. Để tăng 1 kg cá thịt cần 0,42 kg urê+ 0,42 kg lân + 1,72 kg vôi.
[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ MÈ TRẮNG, MÈ HOA, TRẦN VĂN VỸ, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, cá mè, cá mè trắng, cá mè hoa, cá chép, kỹ thuật nuôi cá mè, kỹ thuật nuôi cá mè trắng, kỹ thuật nuôi cá mè hoa, thuỷ sản, nuôi thuỷ sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com