Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với
những thành tựu có được theo bảng thống kê sản xuất hai loại lương thực
chính ở Việt Nam 2005, sản lượng lúa là 35,8 triệu tấn và cây ngô đạt
3,76 triệu tấn. Còn về chăn nuôi thì theo kết quả điều tra chăn
nuôi của tổng cục thống kê, tại thời điểm 10/2012, nước ta có hơn 5
triệu con bò, 2,6 triệu con trâu, 26,5 triệu con lợn cùng hơn 308,5
triệu con gia cầm. Sự phát triển về sản lượng lương thực và số lượng đàn
gia súc cũng đồng nghĩa với sự tăng của phế phẩm và chất thải. Theo Báo
Nông Nghiệp Việt Nam ngày 05/03/2012, hoạt động sản xuất nông nghiệp
phát thải trên 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt, 82,5 triệu tấn
chất thải từ chăn nuôi trong đó chiếm 80% chất thải chăn nuôi và 90%
chất thải trồng trọt chưa qua xử lý. Cách xử lý phế phụ phẩm sau thu
hoạch của bà con nông dân thường là đốt tại ruộng phát thải ra một lượng
lớn khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề, đối với các
chất thải như phân gia súc thường được xả thẳng xuống sao hồ kênh rạch
dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng.
Biochar được biết đến là sản phẩm từ quá
trình đốt cháy sinh khối hữu cơ trong điều kiện hiếm khí. Biochar được
sử dụng rộng rãi trong vai trò là một loại phân bón, một chất cải thiện
cấu trúc đất tạo điều kiện thích hợp cho cây trồng phát triển và tăng
năng suất. Từ quá trình sản xuất đến quá trình áp dụng biochar vào đất
cũng tương đối đơn giản và dễ làm đối với bà con nông dân. Hiện nay trên
thế giới có rất nhiều cách và thiết bị để sản xuất biochar khác nhau,
nhưng trong mô hình đề xuất này tác giả đưa ra một mô hình lò sản xuất
biochar với mục tiêu vừa tạo ra biochar vừa thu được một nguồn năng
lượng sạch cho hoạt động sinh hoạt đun nấu hàng ngày của người dân.
Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về biochar cũng như quy trình sản xuất biochar tại nông hộ, www.tailieunongnghiep.com trân trọng gửi đến quý bạn đọc tổng hợp một số đề tài nghiên cứu khoa học về biochar.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com