Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY CÓ MÚI: RẦY CHỔNG CÁNH Diaphorina citri Kuway (Homoptera: Psyllidae)

https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí
Đặc điểm nhận dạng
Trưởng thành: có thân dài 2,5 - 3,0 mm kể cả cánh, màu xám tro. Đỉnh đầu nhọn nhô về phía trước, mắt có màu đỏ. Râu đầu có 10 đốt, màu vàng tro, 2 đốt ngọn màu đen. Chân màu xám nâu. Cánh cùng màu với cơ thể, nhưng có các đốm đen.
Trứng: kích thước nhỏ, hình quả lê, đỉnh trứng nhọn, có cuống ngắn màu vàng tối. Trứng thường được đẻ thành từng chùm ở trong nách lá hoặc trên lá ở các đọt non.
Ấu trùng: có 5 tuổi. Ấu trùng mới nở có hình tròn dài, màu vàng tối, mắt kép đỏ, mép bên các đốt bụng có sợi sáp trắng. Ấu trùng tuổi lớn dẹt mỏng, màu vàng đất hơi xanh, có các đốm màu đen, có mầm cánh nhỏ, hai mép bên phần bụng có gai nhọn và sợi sáp trắng.
Tập tính sinh sống và gây hại
Trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, thường đậu ở đọt non để chích hút nhựa cây, ít bay và thường bay gần. Ấu trùng di chuyển chậm chạp, sống tập trung ở đọt và lá non, chích hút nhựa cây làm cho lá non quăn, ngừng sinh trưởng. Khi mật độ cao, trưởng thành và ấu trùng chích hút làm cho lộc bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả. Dịch do rầy chổng cánh bài tiết ra chứa đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Rầy chổng cánh là môi giới truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vân vàng lá cam qụýt Greening.
Vòng đời
Thời gian vòng đời thay đổi theo nhiệt độ, kéo dài từ 14,9 đến 30,9 ngày. Trong đó, pha trứng là 2,5 - 5,8 ngày, ấu trùng: 12,4 - 24,8 ngày. Một trưởng thành cái đẻ được khoảng 226,2 - 417 trứng. Tuổi thọ của trưởng thành đực là 57 - 82 ngày; trưởng thành cái là 71 -125 ngày.
Đặc điểm phát sinh
Phát sinh quanh năm, mật độ quần thể cao thường trùng vào các đợt ra lộc của cây ăn quả có múi.
Thiên địch quan trọng
Đã phát hiện được nhiều loài thiên địch, gồm các loài ong ký sinh (Diaphorencyrtus aligarhensis, Tamarixia radiata), các loài bọ rùa, kiến vàng Oecophylla smaragdina, nhện lớn bắt mồi,...
Phòng chống
Tia cành tạo tán thông thoáng để tránh ẩm độ cao.
Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung.
Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự du nhập của rầy chổng cánh từ nơi khác đến.
Không trồng các loại cây như nguyệt quế, chanh... quanh/gần vườn cây ăn quả có múi.
Bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch tự nhiên. Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina.
Phun thuốc trừ sâu khi cần thiết.
Vào thời gian ra lộc, sử dụng bẫy màu vàng để phát hiện sự xuất hiện của trưởng thành rầy chổng cánh. Nếu phát hiện thấy sự hiện diện của chúng thì có thể dùng các loại thuốc hoá học hoặc dầu khoáng để phun trừ.
Hình 1. Các hình thái của rầy chổng cánh
Nguồn: SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI, OLEG NICETIC, PHẠM VĂN LẦM, NGÔ TIẾN DŨNG VÀ ĐINH VĂN ĐỨC, CỤC BVTV, BỘ NN&PTNT, NXB NÔNG NGHIỆP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com