Có thể nói, cây mía Việt Nam đã có từ lâu. Rất tiếc chúng ta không có nhiều tài liệu về cây trồng này. Cùng với cây lúa, cây tre, câv dừa,... cây mía Việt Nam được xem là một cây trồng dân dã, bởi lẽ nó rất quen thuộc và gần gũi với đời sống, sinh hoạt của người nông dân chúng ta.
Thật vậy, từ xưa tới nay ít có gia đình nông dân nào trong mảnh vườn của mình lại không trồng vài ba bụi mía. Cây mía dùng để ăn tươi (giải khát), chế biến các loại đường mật (đường muỗng, đường phèn, đường phổi, mật trầm v.v...) và có khi còn dùng để làm cả vị thuốc chữa bệnh (mía thuôc). Trong nhiều câu chuyện dân gian, ca dao tục ngữ, hình tượng cây mía cũng đã được khắc họa như một chất liệu trung tâm :
Mẹ già như chuối ba hương
Thật vậy, từ xưa tới nay ít có gia đình nông dân nào trong mảnh vườn của mình lại không trồng vài ba bụi mía. Cây mía dùng để ăn tươi (giải khát), chế biến các loại đường mật (đường muỗng, đường phèn, đường phổi, mật trầm v.v...) và có khi còn dùng để làm cả vị thuốc chữa bệnh (mía thuôc). Trong nhiều câu chuyện dân gian, ca dao tục ngữ, hình tượng cây mía cũng đã được khắc họa như một chất liệu trung tâm :
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau
(ca dao)
Hiện nay trên đất nước ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau còn gặp rất nhiều loài mía nguyên thủy - tổ tiên của cây mía công nghiệp hiện nay (mía lai) như mía gie (S. sinense), mía quí (S. officinarum), mía dại (S. spontaneum), Với một số cứ liệu có được, tuy không nhiều đã làm sáng tỏ phần nào ý nghĩa lịch sử của cây mía Việt Nam, đồng thời cũng cắt nghĩa một cơ sở khoa học quan trọng là : Cây mía của chúng ta đã có từ lâu, nó đã thích nghi, tồn tại và phát triển không ngừng trong những điều kiện sinh thái Việt Nam. Song, do những hoàn cảnh lịch sử của đất nước mà cây mía và nghề chế biến đường mía hiện đại ở nước ta chưa theo kịp với trình dộ phát triển chung của thế giới.
(ca dao)
Hiện nay trên đất nước ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau còn gặp rất nhiều loài mía nguyên thủy - tổ tiên của cây mía công nghiệp hiện nay (mía lai) như mía gie (S. sinense), mía quí (S. officinarum), mía dại (S. spontaneum), Với một số cứ liệu có được, tuy không nhiều đã làm sáng tỏ phần nào ý nghĩa lịch sử của cây mía Việt Nam, đồng thời cũng cắt nghĩa một cơ sở khoa học quan trọng là : Cây mía của chúng ta đã có từ lâu, nó đã thích nghi, tồn tại và phát triển không ngừng trong những điều kiện sinh thái Việt Nam. Song, do những hoàn cảnh lịch sử của đất nước mà cây mía và nghề chế biến đường mía hiện đại ở nước ta chưa theo kịp với trình dộ phát triển chung của thế giới.
[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ CÂY MÍA VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, TS. NGUYỄN HUY ƯỚC, NXB NÔNG NGHIỆP
Từ khoá: ebook, giáo trình, cây mía, mía, kỹ thuật trồng mía, trồng và chăm sóc mía, sâu bệnh hại mía, cây công nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com