Từ lâu, da cá sấu là một nguyên liệu rất quý trong việc chế tạo đồ dùng bằng da cao cấp như xách tay, bóp (ví) phụ nữ, dây nịt.
Ở nhiều nơi trên thế giới sau thế chiến thứ hai, cá sấu đã bị tàn sát trầm trọng bởi việc khai thác cao độ bộ da của chúng. Sự phát triển của dân số, đặc biệt là vùng gần biển, ngày càng tranh chấp với cá sấu về chỗ làm tổ. Cá sấu Việt Nam cũng lâm vào tình trạng tương tự. Vì vậy một yêu cầu được đặt ra là chăn nuôi và khai thác ở các dạng nuôi nhốt khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và làm giảm bớt sức ép trên số cá sấu hoang dã còn lại.
Trong vòng những năm 70 của thế kỷ 20, FAO đã thực hiện những dự án chỉnh dồn cá sấu ở Ấn Độ, Papua New Guinea là một việc đáng ghi nhớ. Việc đầu tiên được ghi nhận là việc nuôi nhốt hàng trăm cá sấu mõm dài (Gavialis gangeticus) đã được hướng đến và cứu những giống sắp bị tuyệt chủng.
Vấn đề thứ nhì là hướng vào phương pháp mới trong việc sinh sản cá sấu, lý giải cho những chương trinh sử dụng lâu dài, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Ở Thái Lan, từ lâu cá sấu hoang dã không còn nhiều, nên việc nuôi nhốt đã bắt đầu với việc thiết lập trại cá sấu Samut Prakan, góp phần kích thích lợi ích mang lại từ việc chăn nuôi cá sấu thương mại trên những vùng khác nhau trên thế giới. Đối với một vài nơi nuôi cá sấu, du lịch có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn là sản xuất da cá sấu.
Từ những năm 1980 đã có nhiều người mang cá sấu từ Campuchia về nuôi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay cá sấu đã có đầu ra bảo đảm vì nước ta đã ký Công ước quốc tế về bảo vệ, nuôi và kinh doanh động vật hoang dã từ đời Fỉ, do đó có thể xuất khẩu. Một số trại còn là điểm tham quan du lịch. Chủ nhân trang trại đầu tư nuôi cá sấu theo kiểu công nghiệp, có hệ thống xử lý nước thải, tường rào bao quanh, mái vòm và cảnh quan phục vụ du khách.
Nghề chăn nuối cá sấu là nghề hái ra tiền nếu được quan tâm đúng mức để giúp phong trào phát triển. Với giá cả đầu ra cao, ít bị cạnh tranh và có thể kết hợp với du lịch, nuôi cá sấu sẽ còn nhiều tiềm năng đầy hứa hẹn.
[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ SẤU, THS. NGUYỄN PHƯỚC TRUNG VÀ BSTY. TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, cá sấu, nuôi cá sấu, kỹ thuật nuôi cá sấu,kỹ thuật chăm sóc cá sấu, nuôi cá sấu lấy da, bệnh hại cá sấu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com