Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) đã đề ra những quan
điểm, chủ trương, giải pháp lớn thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước ta. Trong lĩnh vực kinh tế, quá trình đổi mới trong nông nghiệp
Việt Nam diễn ra tương đối sớm. Dựa trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết
sáng kiến của nhiều địa phương, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung ương
Đảng đã ban hành Chỉ thị 100-CT/TW về công tác khoán trong nông nghiệp.
Tiếp đó, tháng 4-1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp. Hơn 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã có bước
phát triển mạnh mẽ, tổc độ tăng trưởng cao, có sự chuyển dịch cơ cấu
ngành theo hướng hiện đại, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá và
gắn với phát triển bền vững. Nông nghiệp Việt Nam đã giải quyết được một
cách cơ bản vấn đề lương thực và xuất khẩu gạo đúng hàng thứ hai trên
thế giới; góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, quan tâm có hiệu quả hơn vấn đề bảo
vệ môi trường...
Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có sự thay đổi to lớn, sâu sắc và đạt dược những thành tựu quan trọng, đó là nhờ có đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, sự nỗ lực và sáng tạo của toàn ngành nông nghiệp, của hàng triệu hộ nông dân và sự đóng góp của hoạt động khoa học công nghệ nông nghiệp trong nghiên cứu, tiếp thu, truyền bá và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có sự thay đổi to lớn, sâu sắc và đạt dược những thành tựu quan trọng, đó là nhờ có đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, sự nỗ lực và sáng tạo của toàn ngành nông nghiệp, của hàng triệu hộ nông dân và sự đóng góp của hoạt động khoa học công nghệ nông nghiệp trong nghiên cứu, tiếp thu, truyền bá và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy, xét về tổng thể, năng suất chất lượng, hiệu quả nông nghiệp,
khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản còn thấp, đời sống của nông
dân tuy được cải thiện nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Việc ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; trình độ khoa học,
công nghệ của sản xuất có mặt còn lạc hậu. Trong những nãm tới, Đảng ta
cho rằng khoa học, cồng nghệ là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc dẩy
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Để tạo ra nền nông nghiệp hàng hoá lớn và thực hiện từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ, cần tạp trung sức để tăng năng suất sản phẩm gắn với tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích canh tác; vừa tiếp tục bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vừa đa dạng hoá và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để làm tăng giá trị thu được trên một hecta đất nông, lâm nghiệp, đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cần điều chỉnh quy hoạch, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi; chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là về khâu giống và áp dụng công nghệ, sinh học; nâng cao chất lượng nông sản, tiến dần tới một nền nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng một số khu nông nghiệp có công nghệ cao để có sản phẩm chất lượng cao và cũng để làm mẫu nhân rộng ra đại trà. Phát huy lợi thế về thuỷ sản tạo thành ngành kinh tế mũi nhọn vươn lên hàng đầu trong khu vực. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng, nâng cao giá trị sản phẩm rừng...
Để tạo ra nền nông nghiệp hàng hoá lớn và thực hiện từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ, cần tạp trung sức để tăng năng suất sản phẩm gắn với tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích canh tác; vừa tiếp tục bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vừa đa dạng hoá và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để làm tăng giá trị thu được trên một hecta đất nông, lâm nghiệp, đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cần điều chỉnh quy hoạch, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi; chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là về khâu giống và áp dụng công nghệ, sinh học; nâng cao chất lượng nông sản, tiến dần tới một nền nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng một số khu nông nghiệp có công nghệ cao để có sản phẩm chất lượng cao và cũng để làm mẫu nhân rộng ra đại trà. Phát huy lợi thế về thuỷ sản tạo thành ngành kinh tế mũi nhọn vươn lên hàng đầu trong khu vực. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng, nâng cao giá trị sản phẩm rừng...
Nhằm hệ thống, giới thiệu những thành
tựu khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp trong 20
năm đổi mới và phương hướng nghiên cứu ứng dụng đến năm 2010, tầm nhìn
2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 20 NĂM ĐỔI MỚI, gồm 7 tập:
Tập 1: Trồng trọt - Bảo vệ thực vật
Tập 1: Trồng trọt - Bảo vệ thực vật
Tập 2: Chăn nuôi - Thú y
Tập 3: Đất - Phân bón
Tập 4: Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
Tập 5: Lâm nghiệp
Tập 6: Thuỷ lợi
Tập 7: Kinh tế - Chính sách nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhà xuất bản xin giới thiệu Tập 5: Lâm nghiệp của bộ sách với bạn đọc.
Quý bạn đọc có thể xem toàn bộ 7 tập sách trên tại chuyên mục: KHCN NN VÀ PTNT
[EBOOK] KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 20 NĂM ĐỔI MỚI (TẬP 5): LÂM NGHIỆP, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Từ khoá: ebook, giáo trình, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TR1ỂN
NÔNG THÔN 20 NĂM ĐỔI MỚI, khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông
nghiệp và phát triển nông thôn, lâm nghiệp, trồng rừng, phát triển lâm nghiệp, khuyến lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com