Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên nó tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh thái (UNFCCC, 2005b). Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn hại lên tất cả các thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu hụt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan (WWF).
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của nồng độ của khí nhà kính. Khí nhà kính chỉ chiếm 1% bầu khí quyển nhưng có vai trò như tấm chăn bao phủ trái đất vì chúng giữ nhiệt sưởi ấm cho trái đất, nơi mà nhiệt độ sẽ thấp hơn khoảng 300C nếu như không có khí nhà kính. Các hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (vd. phá rừng để canh tác nông nghiệp) và hoạt động công nghiệp làm dày thêm “lớp chăn” bao phủ này dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Theo ước tính của IPCC, các-bon-níc (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850-1998 (IPCC, 2000). Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCCC, 2005b).
Để chống lại sự biến đổi khí hậu mà tác động của nó đến loài người và các hệ sinh thái trên trái đất thậm chí còn chưa lường hết được, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ thể hóa bằng Nghị định thư Kyôtô (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các nước công nghiệp phát triển (Các nước thuộc Phụ lục 1). Nghị định thư cũng đưa ra 3 cơ chế linh hoạt để giúp cho các nước này đạt được nghĩa vụ của mình là các cơ chế “Đồng thực hiện”(JI); “Cơ chế phát triển sạch”(CDM) và “Buôn bán khí thải”(ET) (UNFCCC, 2005c). Theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) đề xuất bởi Nghị định thư, những dự án giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính nhằm chống lại biến đổi khí hậu và tăng cường phát triển bền vững của các nước đang phát triển (Các nước thuộc Phụ lục 2) có thể nhận được tín dụng từ những nước phát triển (Các nước thuộc Phụ lục 1). Việc thực hiện Nghị định thư Kyôtô tạo cơ hội cho các nước đang phát triển nhận được những giá trị kể cả kinh tế và môi trường cho phát triển bền vững, đặc biệt là ở các nước vùng nhiệt đới (Bonnie and Schwartzman, 2003). Cơ chế phát triển sạch cũng sẽ làm gia tăng sự quan tâm của các bên có liên quan trong việc phát triển rừng trồng bền vững ở các nước đang phát triển. Trong khi các vấn đề về chính trị, xã hội, thể chế còn đang được thảo luận để nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị định thư Kyôtô, nhằm quản lý có hiệu quả khí nhà kính và đánh giá được đúng đắn ảnh hưởng của nó đối với trái đất, cộng đồng khoa học quốc tế vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ tiềm năng của các bể hấp thụ cácbon, vai trò và đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chu trình cácbon, triển vọng và biện pháp tăng khả năng đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của nồng độ của khí nhà kính. Khí nhà kính chỉ chiếm 1% bầu khí quyển nhưng có vai trò như tấm chăn bao phủ trái đất vì chúng giữ nhiệt sưởi ấm cho trái đất, nơi mà nhiệt độ sẽ thấp hơn khoảng 300C nếu như không có khí nhà kính. Các hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (vd. phá rừng để canh tác nông nghiệp) và hoạt động công nghiệp làm dày thêm “lớp chăn” bao phủ này dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Theo ước tính của IPCC, các-bon-níc (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850-1998 (IPCC, 2000). Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCCC, 2005b).
Để chống lại sự biến đổi khí hậu mà tác động của nó đến loài người và các hệ sinh thái trên trái đất thậm chí còn chưa lường hết được, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ thể hóa bằng Nghị định thư Kyôtô (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các nước công nghiệp phát triển (Các nước thuộc Phụ lục 1). Nghị định thư cũng đưa ra 3 cơ chế linh hoạt để giúp cho các nước này đạt được nghĩa vụ của mình là các cơ chế “Đồng thực hiện”(JI); “Cơ chế phát triển sạch”(CDM) và “Buôn bán khí thải”(ET) (UNFCCC, 2005c). Theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) đề xuất bởi Nghị định thư, những dự án giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính nhằm chống lại biến đổi khí hậu và tăng cường phát triển bền vững của các nước đang phát triển (Các nước thuộc Phụ lục 2) có thể nhận được tín dụng từ những nước phát triển (Các nước thuộc Phụ lục 1). Việc thực hiện Nghị định thư Kyôtô tạo cơ hội cho các nước đang phát triển nhận được những giá trị kể cả kinh tế và môi trường cho phát triển bền vững, đặc biệt là ở các nước vùng nhiệt đới (Bonnie and Schwartzman, 2003). Cơ chế phát triển sạch cũng sẽ làm gia tăng sự quan tâm của các bên có liên quan trong việc phát triển rừng trồng bền vững ở các nước đang phát triển. Trong khi các vấn đề về chính trị, xã hội, thể chế còn đang được thảo luận để nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị định thư Kyôtô, nhằm quản lý có hiệu quả khí nhà kính và đánh giá được đúng đắn ảnh hưởng của nó đối với trái đất, cộng đồng khoa học quốc tế vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ tiềm năng của các bể hấp thụ cácbon, vai trò và đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chu trình cácbon, triển vọng và biện pháp tăng khả năng đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
[EBOOK] CẨM NANG NGÀNH LÂM NGHIỆP CHƯƠNG HẤP THỤ CÁC BON, THS. PHAN MINH SANG VÀ THS. LƯU CẢNH TRUNG, CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ ĐỐI TÁC, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, cẩm nang ngành lâm nghiệm, hấp thụ các bon, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, nóng lên toàn cầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com