Sự ra đời và phát triển kinh tế hợp tác của nông dân trong lịch sử kinh tế là có tính chất quy luật. Lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội để sản xuất sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế thị trường được hình thành, nông dân càng có yêu cầu hợp tác.
Ở nước ta cũng đã và đang diễn ra như vậy. Song do có những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nhiều năm trước đây nên đến nay có nhiều nông dân và nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp còn nhiều thành kiến sâu nặng đối với các hợp tác xã kiểu cũ. Do đó đã ảnh hưởng đến nhận thức đúng, làm lu mờ đến tính ưu việt của kinh tế hợp tác nói chung và đến những hình thức hợp tác của nông dân thực sự tự nguyện thành lập và hoạt động có hiệu quả cao. Điều đó đúng như Nghị quyết TW5 (Khóa VII) của Đảng đã nhận xét: "Kinh tế hợp tác xã thiếu sự chỉ đạo, lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở, ở nhiều nơi bị buông lỏng hoặc lúng túng chưa có biện pháp tích cực để đổi mới tổ chức, phương hướng hoạt động và cơ chế quản lý; các loại hình hợp tác đang xuất hiện ở nông thôn chưa được quan tâm tổng kết, hướng dẫn và thúc đẩy phát triển. Do đó Trung ương đã có chương trinh KX 08 - 05 đầu tư cho nghiên cứu tổng kết một cách toàn diện để tiếp tục đổi mới hình thức kinh tế hợp tác kiểu củ và tuyên truyền, học tập hướng dẫn, thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế hợp tác kiểu mới.
Về chủ quan, trong nhiều năm qua tác giả đã dành nhiều thời gian và tâm trí nghiên cứu về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu ở nhiều địa phương tôi đã được sự phối hợp chặt chẽ với nhiều cán bộ lãnh đạo, với các sinh viên nông nghiệp cũ và cử nhân kinh tế nông nghiệp đang giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện như đồng chí Nguyễn Hữu Mộc - Chủ tịch UBND xã Kim Anh, đồng chí Trần Văn Hào, hoặc là các cán bộ nghiên cứu, quản lý của sở Nông Lâm nghiệp Hà Nội như anh Nguyễn Quang Tuấn và nhiều Phó tiến sĩ, cử nhân kinh tế khác như anh Phạm Hải Hà v.v... đặc biệt là được sự cộng tác và giúp đỡ của Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. Tôi coi đây là một công trình có sự đóng góp của tập thể. Tôi xin chân thành biết ơn và ghi nhận sự cộng tác, cung cấp nhiều thông tin, nhiều nguồn tư liệu của tất cả các bạn đã giúp tôi nhận trách nhiệm biên soạn cuốn sách nhỏ này. Song với một vấn đề rộng lớn như vậy chắc chắn sách khó tránh khỏi thiếu sót, khuyết điểm. Hy vọng rằng sẽ được đông đảo bạn đọc gần xa góp nhiều ý kiến để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện và nâng cao cho các lần tái bản sau để cuốn sách được góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước.
Ở nước ta cũng đã và đang diễn ra như vậy. Song do có những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nhiều năm trước đây nên đến nay có nhiều nông dân và nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp còn nhiều thành kiến sâu nặng đối với các hợp tác xã kiểu cũ. Do đó đã ảnh hưởng đến nhận thức đúng, làm lu mờ đến tính ưu việt của kinh tế hợp tác nói chung và đến những hình thức hợp tác của nông dân thực sự tự nguyện thành lập và hoạt động có hiệu quả cao. Điều đó đúng như Nghị quyết TW5 (Khóa VII) của Đảng đã nhận xét: "Kinh tế hợp tác xã thiếu sự chỉ đạo, lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở, ở nhiều nơi bị buông lỏng hoặc lúng túng chưa có biện pháp tích cực để đổi mới tổ chức, phương hướng hoạt động và cơ chế quản lý; các loại hình hợp tác đang xuất hiện ở nông thôn chưa được quan tâm tổng kết, hướng dẫn và thúc đẩy phát triển. Do đó Trung ương đã có chương trinh KX 08 - 05 đầu tư cho nghiên cứu tổng kết một cách toàn diện để tiếp tục đổi mới hình thức kinh tế hợp tác kiểu củ và tuyên truyền, học tập hướng dẫn, thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế hợp tác kiểu mới.
Về chủ quan, trong nhiều năm qua tác giả đã dành nhiều thời gian và tâm trí nghiên cứu về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu ở nhiều địa phương tôi đã được sự phối hợp chặt chẽ với nhiều cán bộ lãnh đạo, với các sinh viên nông nghiệp cũ và cử nhân kinh tế nông nghiệp đang giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện như đồng chí Nguyễn Hữu Mộc - Chủ tịch UBND xã Kim Anh, đồng chí Trần Văn Hào, hoặc là các cán bộ nghiên cứu, quản lý của sở Nông Lâm nghiệp Hà Nội như anh Nguyễn Quang Tuấn và nhiều Phó tiến sĩ, cử nhân kinh tế khác như anh Phạm Hải Hà v.v... đặc biệt là được sự cộng tác và giúp đỡ của Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. Tôi coi đây là một công trình có sự đóng góp của tập thể. Tôi xin chân thành biết ơn và ghi nhận sự cộng tác, cung cấp nhiều thông tin, nhiều nguồn tư liệu của tất cả các bạn đã giúp tôi nhận trách nhiệm biên soạn cuốn sách nhỏ này. Song với một vấn đề rộng lớn như vậy chắc chắn sách khó tránh khỏi thiếu sót, khuyết điểm. Hy vọng rằng sẽ được đông đảo bạn đọc gần xa góp nhiều ý kiến để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện và nâng cao cho các lần tái bản sau để cuốn sách được góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước.
[EBOOK] KINH TẾ HỢP TÁC CỦA NÔNG DÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, PGS. TS. LÊ TRỌNG, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC
Từ khoá: ebook, giáo trình, kinh tế nông nghiệp, kinh tế thị trường, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế hợp tác của nông dân, kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com