Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP) được triển khai căn cứ vào đề xuất của Bộ NN&PTNT với Ngân hàng thế giới (WB) nhằm nâng cấp các hệ thống tưới để cung cấp dịch vụ tưới tiêu tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Dự án dự kiến được thực hiện từ năm 2014 - 2020, bao gồm các hạng mục đầu tư và xây dựng năng lực cho phát triển nông nghiệp có tưới tại 03 tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Hoà Bình, Phú Thọ) và 04 tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam).
Phương pháp điều tra kinh tế-xã hội
Nội dung đánh giá xã hội đã sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau nhằm thu thập đầy đủ và chính xác thông tin dân cư vùng dự án, bao gồm: phân tích và đánh giá các tài liệu liên quan tới dự án, điều tra định lượng bằng phiếu phỏng vấn chọn mẫu ngẫu nhiên; khảo sát định tính với các kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và tham vấn cộng đồng.
Tình hình kinh tế - xã hội
Các tỉnh trong phạm vi dự án tại miền núi phía Bắc và miền Trung là nơi có điều kiện sống khó khăn nhất cả nước, dễ tổn thương bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, có nhiều người nghèo và dân tộc thiểu số (DTTS), với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, có thu nhập thấp. Những kết quả khảo sát kinh tế - xã hội chính trong vùng dự án của 7 tỉnh như sau:
- Số nhân khẩu trung bình của một hộ là 4,23 người cao hơn so với số nhân khẩu bình quân hộ cả nước (3,89). Số gia đình hạt nhân (chỉ có 2 thế hệ) chiếm khoảng 60,4%. Quy mô gia đình tại các vùng dự án lớn hơn một ít so với cả nước về gia đình mở rộng, đa thế hệ và đông nhân khẩu.
- Nghề nghiệp của lực lượng lao động chính trong các gia đình chủ yếu là nông/lâm/ngư nghiệp, chiếm 46,1% trên tổng số lao động; các nghề khác như cán bộ/viên chức, làm thuê, công nhân, hưu trí, buôn bán/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nội trợ chiếm tỉ lệ rất thấp. Tỉnh có tỷ lệ nghề nông/lâm/ngư nghiệp cao nhất là: Hòa Bình (61,8%), Quảng Nam (50,0%) và Hà Giang (48,9%). Tỷ lệ hộ có nghề nông/lâm/ngư nghiệp ở dân tộc Kinh là thấp hơn so với các DTTS (44,4% so với 54,1%). Nhìn chung, sinh kế chủ yếu của người dân vẫn là nông nghiệp, trong đó trồng lúa 2 vụ và trồng hoa màu 1 vụ trong năm là phổ biến. Vì vậy vấn đề thủy lợi và nước tưới tiêu là rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở các địa bàn dân cư này trong khi ở hầu hết các vùng được khảo sát đều có nhu cầu cao về nước phục vụ nông nghiệp nhưng thực tế đều chưa chủ động được. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp có những mâu thuẫn, xung đột do tranh chấp về nước tưới, nhất là giữa các hộ đầu nguồn và cuối nguồn nước.
- Khoảng 86% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng/đại học trở lên. Tỷ lệ mù chữ là 1,7% và chưa đi học là 6,8%. Tỷ lệ chưa đi học không có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh khảo sát và cao hơn so với mức chung của cả nước là 6,0%, ngoài trường hợp tỷ lệ của tỉnh Hà Giang cao vọt lên là 10,3%. Các dân tộc thiểu số đều có tỷ lệ cao hơn dân tộc Kinh về chỉ số mù chữ (3,8% so với 1,2%) và chỉ số chưa đi học (8,6% so với 6,5%). Theo mức sống, tỷ lệ mù chữ ở nhóm có thu nhập nghèo nhất (nhóm 1) cao gấp 20,5 lần so với nhóm có thu nhập giàu nhất (8,2% so với 0,4%).
- Có khoảng một nửa số người trong các hộ gia đình (48,7%) được khảo sát trong tháng qua có đau ốm. Theo dân tộc, tình trạng ốm đau trong vòng một tháng vừa qua của người Kinh có thấp hơn các dân tộc thiểu số (48,0% so với 52,1%). Hiện tại, có 5 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe hiện nay là: (i) nguồn nước ô nhiễm (có tỉ lệ cao nhất là 55,8%); (ii) ô nhiễm khu vực ở; (iii) thực phẩm không an toàn; (iv) dịch bệnh xuất hiện nhiều; và (v) thiếu nước sinh hoạt. Như vậy, tình hình sức khỏe của người dân hiện nay là chưa khả quan, trong đó có nguyên nhân từ nguồn nước sinh hoạt.
- Tại các vùng khảo sát, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, là sinh kế cơ bản của người dân, do đó ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân, trong đó, 99,5% hộ có đất thổ cư, 95,2% hộ có đất trồng lúa, 49,2% hộ có đất trồng rau màu, 23,3% hộ có đất trồng cây công nghiệp và 15,3% hộ có đất ao hồ- mặt nước.
- Theo nhóm thu nhập, 2 nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thấp nhất về các loại ruộng đất canh tác, ngược lại các hộ càng có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ có các loại đất canh tác càng cao hơn. Tình trạng thiếu ruộng đất canh tác, mặt khác là vấn đề thủy lợi, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất khá nghiêm trọng hiện nay cũng đang là một trong những nguyên nhân gây nghèo ở các vùng nông nghiệp-nông thôn.
- Đa số nguồn nước tắm giặt, sinh hoạt đều từ nước giếng đào/giếng khoan (81,1%), tỷ lệ sử dụng nước máy là thấp (6,5%). Nguồn nước dùng cho tắm giặt từ vòi nước máy riêng có tỷ lệ cao nhất ở Hòa Bình và Quảng Trị. Nguồn nước giếng khoan/giếng đào có tỷ lệ cao nhất (trên 90%) ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Phú Thọ. Với nguồn nước ao hồ- sông suối dùng cho tắm giặt, tỉnh có tỷ lệ cao vượt trội là Hà Giang với tỷ lệ 55,0%.
- So với nước sinh hoạt tắm giặt, nguồn nước dùng cho ăn uống có khó khăn hơn với các chỉ số cụ thể sau: 70,7% dùng nước giếng đào/giếng khoan, 8,6% dùng nước mưa, 8,4 dùng nước máy, 7,0 dùng nước ao hồ, sông suối, 2,6% dùng nước công cộng, 1,7% dùng nước nguồn khác và 1,0% phải mua nước.
- Có tới 73,6% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh bao gồm nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại và nhà vệ sinh 2 ngăn. Ngoài ra có khoảng 25% hộ gia đình còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản (đào hố trong vườn, bắc cầu trên ao hồ, sông suối), và 1,2% hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh.
- Đa số người dân đều tự nhận ở mức sống trung bình (63,4%), 15,2% tự nhận ở mức có túng thiếu (tương tự cận nghèo), 13.0% tự nhận ở mức nghèo đói và chỉ có 8,4% đánh giá mức sống gia đình mình thuộc loại khá giả. Theo dân tộc, nếu ở mức khá giả chỉ số tự đánh giá tương đương nhau thì mức nghèo đói, chỉ số đánh giá của người Kinh chỉ bằng / so với các dân tộc thiểu số (11,0% so với 22,5%). Tương tự theo giới của chủ hộ thì ở mức nghèo đói, chủ hộ là nữ giới cũng có chỉ số cao hơn hẳn so với nam giới là chủ hộ (18,4% so với 12,3%).
- Khảo sát cho thấy anh chị em ruột thịt là những người hỗ trợ về vật chất nhiều nhất khi có khó khăn/rủi ro. Có tới 95,7% người trả lời cho rằng khi họ gặp khó khăn/rủi ro luôn có người chia sẻ, hỗ trợ về mặt tinh thần.
- Người dân sinh sống trong vùng dự án thuộc 7 tỉnh hầu hết đều là người Kinh trừ một số người dân tộc thiểu số Tày, H’mông và Giáy ở Hà Giang, Mường và Thái ở Hòa Bình. Nhìn chung, mức sống của người dân các DTTS và các hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ là thấp nhất với các tỷ lệ nghèo cao nhất.
- Các hộ gia đình BAH thuộc các DTTS ở các vùng dự án được khảo sát ở các tỉnh phía Bắc, nhất là ở các huyện thuộc tỉnh Hà Giang gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy bà con các DTTS vùng dự án rất phấn khởi khi biết có dự án thủy lợi sắp
được triển khai ở địa phương họ, sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất, nâng cao thu nhập và sinh kế. Kết quả khảo sát định tính và tham vấn cộng đồng cho thấy cũng như người Kinh, các đối tượng BAH là người các dân tộc thiểu số đều rất ủng hộ việc triển khai dự án VIAIP, khi họ nhận thức được dự án này về cơ bản mang lại nhiều lợi ích, nhiều tác động tích cực nhằm cải thiện cuộc sống tương lai của họ theo hướng tốt hơn.
Tác động tích cực của dự án
Phát triển thuỷ lợi khu vực miền Trung phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới, đồng thời giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng;
Phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, phát triển dân tộc thiểu số và phát triển thủy lợi kết hợp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Hiệu quả dự án mang lại tập trung vào các nhân tố: (i) Tăng cường năng lực quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu; (ii) Tăng diện tích tưới chủ động gia tăng, phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu; (iii) Hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, xây dựng nông thôn mới; (iv) Tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; và (v) Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội cho người dân vùng dự án.
Tác động tiêu cực của dự án
Những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong dự án bao gồm: thu hồi đất và tái định cư, di rời mồ mả, sinh kế và kinh doanh bị ảnh hưởng do phải di rời; có thể xảy ra mâu thuẫn về sử dụng nước; tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu; nguy cơ về sức khoẻ; và tác động tới các dân tộc thiểu số. Những tác động này cần được quan tâm và tìm giải pháp giảm thiểu trong các giai đoạn thực hiện dự án.
Phương pháp điều tra kinh tế-xã hội
Nội dung đánh giá xã hội đã sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau nhằm thu thập đầy đủ và chính xác thông tin dân cư vùng dự án, bao gồm: phân tích và đánh giá các tài liệu liên quan tới dự án, điều tra định lượng bằng phiếu phỏng vấn chọn mẫu ngẫu nhiên; khảo sát định tính với các kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và tham vấn cộng đồng.
Tình hình kinh tế - xã hội
Các tỉnh trong phạm vi dự án tại miền núi phía Bắc và miền Trung là nơi có điều kiện sống khó khăn nhất cả nước, dễ tổn thương bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, có nhiều người nghèo và dân tộc thiểu số (DTTS), với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, có thu nhập thấp. Những kết quả khảo sát kinh tế - xã hội chính trong vùng dự án của 7 tỉnh như sau:
- Số nhân khẩu trung bình của một hộ là 4,23 người cao hơn so với số nhân khẩu bình quân hộ cả nước (3,89). Số gia đình hạt nhân (chỉ có 2 thế hệ) chiếm khoảng 60,4%. Quy mô gia đình tại các vùng dự án lớn hơn một ít so với cả nước về gia đình mở rộng, đa thế hệ và đông nhân khẩu.
- Nghề nghiệp của lực lượng lao động chính trong các gia đình chủ yếu là nông/lâm/ngư nghiệp, chiếm 46,1% trên tổng số lao động; các nghề khác như cán bộ/viên chức, làm thuê, công nhân, hưu trí, buôn bán/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nội trợ chiếm tỉ lệ rất thấp. Tỉnh có tỷ lệ nghề nông/lâm/ngư nghiệp cao nhất là: Hòa Bình (61,8%), Quảng Nam (50,0%) và Hà Giang (48,9%). Tỷ lệ hộ có nghề nông/lâm/ngư nghiệp ở dân tộc Kinh là thấp hơn so với các DTTS (44,4% so với 54,1%). Nhìn chung, sinh kế chủ yếu của người dân vẫn là nông nghiệp, trong đó trồng lúa 2 vụ và trồng hoa màu 1 vụ trong năm là phổ biến. Vì vậy vấn đề thủy lợi và nước tưới tiêu là rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở các địa bàn dân cư này trong khi ở hầu hết các vùng được khảo sát đều có nhu cầu cao về nước phục vụ nông nghiệp nhưng thực tế đều chưa chủ động được. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp có những mâu thuẫn, xung đột do tranh chấp về nước tưới, nhất là giữa các hộ đầu nguồn và cuối nguồn nước.
- Khoảng 86% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng/đại học trở lên. Tỷ lệ mù chữ là 1,7% và chưa đi học là 6,8%. Tỷ lệ chưa đi học không có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh khảo sát và cao hơn so với mức chung của cả nước là 6,0%, ngoài trường hợp tỷ lệ của tỉnh Hà Giang cao vọt lên là 10,3%. Các dân tộc thiểu số đều có tỷ lệ cao hơn dân tộc Kinh về chỉ số mù chữ (3,8% so với 1,2%) và chỉ số chưa đi học (8,6% so với 6,5%). Theo mức sống, tỷ lệ mù chữ ở nhóm có thu nhập nghèo nhất (nhóm 1) cao gấp 20,5 lần so với nhóm có thu nhập giàu nhất (8,2% so với 0,4%).
- Có khoảng một nửa số người trong các hộ gia đình (48,7%) được khảo sát trong tháng qua có đau ốm. Theo dân tộc, tình trạng ốm đau trong vòng một tháng vừa qua của người Kinh có thấp hơn các dân tộc thiểu số (48,0% so với 52,1%). Hiện tại, có 5 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe hiện nay là: (i) nguồn nước ô nhiễm (có tỉ lệ cao nhất là 55,8%); (ii) ô nhiễm khu vực ở; (iii) thực phẩm không an toàn; (iv) dịch bệnh xuất hiện nhiều; và (v) thiếu nước sinh hoạt. Như vậy, tình hình sức khỏe của người dân hiện nay là chưa khả quan, trong đó có nguyên nhân từ nguồn nước sinh hoạt.
- Tại các vùng khảo sát, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, là sinh kế cơ bản của người dân, do đó ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân, trong đó, 99,5% hộ có đất thổ cư, 95,2% hộ có đất trồng lúa, 49,2% hộ có đất trồng rau màu, 23,3% hộ có đất trồng cây công nghiệp và 15,3% hộ có đất ao hồ- mặt nước.
- Theo nhóm thu nhập, 2 nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thấp nhất về các loại ruộng đất canh tác, ngược lại các hộ càng có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ có các loại đất canh tác càng cao hơn. Tình trạng thiếu ruộng đất canh tác, mặt khác là vấn đề thủy lợi, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất khá nghiêm trọng hiện nay cũng đang là một trong những nguyên nhân gây nghèo ở các vùng nông nghiệp-nông thôn.
- Đa số nguồn nước tắm giặt, sinh hoạt đều từ nước giếng đào/giếng khoan (81,1%), tỷ lệ sử dụng nước máy là thấp (6,5%). Nguồn nước dùng cho tắm giặt từ vòi nước máy riêng có tỷ lệ cao nhất ở Hòa Bình và Quảng Trị. Nguồn nước giếng khoan/giếng đào có tỷ lệ cao nhất (trên 90%) ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Phú Thọ. Với nguồn nước ao hồ- sông suối dùng cho tắm giặt, tỉnh có tỷ lệ cao vượt trội là Hà Giang với tỷ lệ 55,0%.
- So với nước sinh hoạt tắm giặt, nguồn nước dùng cho ăn uống có khó khăn hơn với các chỉ số cụ thể sau: 70,7% dùng nước giếng đào/giếng khoan, 8,6% dùng nước mưa, 8,4 dùng nước máy, 7,0 dùng nước ao hồ, sông suối, 2,6% dùng nước công cộng, 1,7% dùng nước nguồn khác và 1,0% phải mua nước.
- Có tới 73,6% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh bao gồm nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại và nhà vệ sinh 2 ngăn. Ngoài ra có khoảng 25% hộ gia đình còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản (đào hố trong vườn, bắc cầu trên ao hồ, sông suối), và 1,2% hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh.
- Đa số người dân đều tự nhận ở mức sống trung bình (63,4%), 15,2% tự nhận ở mức có túng thiếu (tương tự cận nghèo), 13.0% tự nhận ở mức nghèo đói và chỉ có 8,4% đánh giá mức sống gia đình mình thuộc loại khá giả. Theo dân tộc, nếu ở mức khá giả chỉ số tự đánh giá tương đương nhau thì mức nghèo đói, chỉ số đánh giá của người Kinh chỉ bằng / so với các dân tộc thiểu số (11,0% so với 22,5%). Tương tự theo giới của chủ hộ thì ở mức nghèo đói, chủ hộ là nữ giới cũng có chỉ số cao hơn hẳn so với nam giới là chủ hộ (18,4% so với 12,3%).
- Khảo sát cho thấy anh chị em ruột thịt là những người hỗ trợ về vật chất nhiều nhất khi có khó khăn/rủi ro. Có tới 95,7% người trả lời cho rằng khi họ gặp khó khăn/rủi ro luôn có người chia sẻ, hỗ trợ về mặt tinh thần.
- Người dân sinh sống trong vùng dự án thuộc 7 tỉnh hầu hết đều là người Kinh trừ một số người dân tộc thiểu số Tày, H’mông và Giáy ở Hà Giang, Mường và Thái ở Hòa Bình. Nhìn chung, mức sống của người dân các DTTS và các hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ là thấp nhất với các tỷ lệ nghèo cao nhất.
- Các hộ gia đình BAH thuộc các DTTS ở các vùng dự án được khảo sát ở các tỉnh phía Bắc, nhất là ở các huyện thuộc tỉnh Hà Giang gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy bà con các DTTS vùng dự án rất phấn khởi khi biết có dự án thủy lợi sắp
được triển khai ở địa phương họ, sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất, nâng cao thu nhập và sinh kế. Kết quả khảo sát định tính và tham vấn cộng đồng cho thấy cũng như người Kinh, các đối tượng BAH là người các dân tộc thiểu số đều rất ủng hộ việc triển khai dự án VIAIP, khi họ nhận thức được dự án này về cơ bản mang lại nhiều lợi ích, nhiều tác động tích cực nhằm cải thiện cuộc sống tương lai của họ theo hướng tốt hơn.
Tác động tích cực của dự án
Phát triển thuỷ lợi khu vực miền Trung phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới, đồng thời giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng;
Phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, phát triển dân tộc thiểu số và phát triển thủy lợi kết hợp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Hiệu quả dự án mang lại tập trung vào các nhân tố: (i) Tăng cường năng lực quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu; (ii) Tăng diện tích tưới chủ động gia tăng, phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu; (iii) Hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, xây dựng nông thôn mới; (iv) Tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; và (v) Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội cho người dân vùng dự án.
Tác động tiêu cực của dự án
Những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong dự án bao gồm: thu hồi đất và tái định cư, di rời mồ mả, sinh kế và kinh doanh bị ảnh hưởng do phải di rời; có thể xảy ra mâu thuẫn về sử dụng nước; tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu; nguy cơ về sức khoẻ; và tác động tới các dân tộc thiểu số. Những tác động này cần được quan tâm và tìm giải pháp giảm thiểu trong các giai đoạn thực hiện dự án.
[EBOOK] BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI (VIAIP), VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM, BỘ NN&PTNT
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, tác động xã hội của dự án cải thiện nông nghiệp có tưới, nông nghiệp có tưới, hệ thống tưới tiêu, thuỷ nông, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, thuỷ lợi nội đồng, khai thác thuỷ năng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com