Ở Việt Nam, khái niệm "cộng đồng'' được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng có thể khái quát thành 2 loại quan điểm chính sau đây:
Thứ nhất, "cộng đồng" là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, “cộng đồng” chính là “cộng đồng dân cư thôn bản ” (sau đây “ thôn bản “được gọi chung là “thôn“ cho phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ).
Thứ hai, "cộng đồng" được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm người có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Như vậy, theo quan niệm này, "cộng đồng" không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thôn.
Các loại hình cộng đồng:
- Cộng đồng thôn, hiện có khoảng 50.000 thôn thuộc 9.000 xã.
- Cộng đồng sắc tộc gồm 54 dân tộc.
- Cộng đồng tôn giáo.
- Cộng đồng theo dòng tộc.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng "cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn. Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương” Như vậy, “cộng đồng” được dùng trong báo cáo này là khái niệm cộng đồng được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (gọi tắt là cộng đồng thôn).
Thứ nhất, "cộng đồng" là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, “cộng đồng” chính là “cộng đồng dân cư thôn bản ” (sau đây “ thôn bản “được gọi chung là “thôn“ cho phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ).
Thứ hai, "cộng đồng" được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm người có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Như vậy, theo quan niệm này, "cộng đồng" không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thôn.
Các loại hình cộng đồng:
- Cộng đồng thôn, hiện có khoảng 50.000 thôn thuộc 9.000 xã.
- Cộng đồng sắc tộc gồm 54 dân tộc.
- Cộng đồng tôn giáo.
- Cộng đồng theo dòng tộc.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng "cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn. Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương” Như vậy, “cộng đồng” được dùng trong báo cáo này là khái niệm cộng đồng được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (gọi tắt là cộng đồng thôn).
[EBOOK] CẨM NANG NGÀNH LÂM NGHIỆP - CHƯƠNG: LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG, NHIỀU TÁC GIẢ, CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ ĐỐI TÁC, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, cẩm nang ngành lâm nghiệp, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý tài nguyên rừng, cộng đồng dân cư thôn bản, khuyến lâm, lâm sinh, quản lý lâm nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com