Cơ học môi trường liên tục rất được coi trọng trong nghiên cứu củng như trong giảng dạy. Ở hầu hết các nước, Cơ học môi trường liên tục được đưa vào giảng dạy cho các trường Đại học Kỹ thuật và Đại học Tổng hợp. Nhiều nước, môn học này được bố trí liên tục vào các học kỳ từ năm thứ hai đến cuối khoá.
Mùa hè năm 1987, ở Vĩnh Yên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về cải cách chương trình đào tạo bậc Đại học và thống nhất đưa Cơ học môi trường liên tục vào chương trình học tập cho sinh viên các trường Đại học Kỹ thuật.
Do môn học lần đầu được đưa vào chương trình đào tạo, nhiều cuộc hội thảo, tập huấn liên tục được tiến hành những năm sau đó. Hầu hết các trường Đại học lớn đều viết giáo trình môn học này lưu hành nội bộ. Hai cuốn sách được nhà xuất bản Quốc gia phát hành trong thời gian này là cuốn “Cơ học môi trường liên tục” của tác giả Đào Huy Bích và đồng nghiệp in tại Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp năm 1993 và cuốn “Cơ học môi trường liên tục - Lý thuyết và Bài tập” in tại Nhà xuất bản Giáo dục năm 1995 do Phan Nguyên Di và đồng nghiệp dịch của tác giả George Mase, (trước và sau đó còn có vài cuốn sách tham khảo bổ sung cho môn học hoặc có nội dung tương tự như “Phép tính tenxơ và một số ứng dụng trong Cơ học, Vật lý” của Đào Huy Bích, Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1977; "Phép tính tenxơ" của Trịnh Phôi, Nhà xuất bản Giáo dục, in và tái bản chỉ trong năm 1997. Các cuốn sách được bán hết ngay sau khi phát hành, chứng tỏ lĩnh vực chuyên môn và môn học mới này, ở nước ta, đã có nhiều bạn đọc quan tâm.
Mặc dầu lợi ích khi đưa môn học này vào chương trình đào tạo Đại học là rất lớn, không chỉ giáo viên mà cán bộ làm khoa học và kỹ thuật nào cũng thấy được, vì ngày nay, đọc bất kỳ một cuốn sách về lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẽo, Thuỷ khí lý thuyết hay ứng dụng kỹ thuật, kể cả các môn học về điện từ trường...đều không thể thiếu các kiến thức của Cơ học môi trường liên tục, nhưng hiện nay, sau hơn mười năm giảng dạy, hầu hết các trường Đại học, kể các trường lớn, không bố trí vào chương trình giảng dạy cho sinh viên mà chỉ còn dạy cho các lớp cao học, vì cho rằng môn học này khó.
Tác giả cho rằng, do chưa có một tài liệu tham khảo phù hợp, nói đúng hơn, còn quá ít tài liệu tham khảo để chọn một số tài liệu phù hợp. Thực tế, kiến thức cần thiết để tiếp thu môn học này chỉ cần biết về cơ học Niutơn và chương trình toán cao cấp năm đầu ở các các trường Đại học Kỹ thuật. Nếu biết trình bày một cách dễ hiểu và giới hạn ngay từ đầu những khái niệm mới về phép tính tenxơ thì bất kỳ một sinh viên có sức học trung bình nào củng tiếp thu được môn học này nếu họ vượt qua bước ban đầu tưởng như trừu tượng của khái niệm chỉ số và các quy ước tính. Qua được ngưởng này, sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú bởi khối lương kiến thức và tính khoa học của bản thân môn học mang lại.
Cuốn sách này được viết dựa theo tài liệu mà tác giả trình bày trong đợt tập huấn cho các giáo viên giảng dạy cơ học của các trường Đại học năm 1992 tại Trường Đại học Thuỷ Lợi. Có nhiều chỗ được sửa chữa cho dễ hiểu hơn củng như bổ sung phần ứng dụng.
Mùa hè năm 1987, ở Vĩnh Yên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về cải cách chương trình đào tạo bậc Đại học và thống nhất đưa Cơ học môi trường liên tục vào chương trình học tập cho sinh viên các trường Đại học Kỹ thuật.
Do môn học lần đầu được đưa vào chương trình đào tạo, nhiều cuộc hội thảo, tập huấn liên tục được tiến hành những năm sau đó. Hầu hết các trường Đại học lớn đều viết giáo trình môn học này lưu hành nội bộ. Hai cuốn sách được nhà xuất bản Quốc gia phát hành trong thời gian này là cuốn “Cơ học môi trường liên tục” của tác giả Đào Huy Bích và đồng nghiệp in tại Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp năm 1993 và cuốn “Cơ học môi trường liên tục - Lý thuyết và Bài tập” in tại Nhà xuất bản Giáo dục năm 1995 do Phan Nguyên Di và đồng nghiệp dịch của tác giả George Mase, (trước và sau đó còn có vài cuốn sách tham khảo bổ sung cho môn học hoặc có nội dung tương tự như “Phép tính tenxơ và một số ứng dụng trong Cơ học, Vật lý” của Đào Huy Bích, Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1977; "Phép tính tenxơ" của Trịnh Phôi, Nhà xuất bản Giáo dục, in và tái bản chỉ trong năm 1997. Các cuốn sách được bán hết ngay sau khi phát hành, chứng tỏ lĩnh vực chuyên môn và môn học mới này, ở nước ta, đã có nhiều bạn đọc quan tâm.
Mặc dầu lợi ích khi đưa môn học này vào chương trình đào tạo Đại học là rất lớn, không chỉ giáo viên mà cán bộ làm khoa học và kỹ thuật nào cũng thấy được, vì ngày nay, đọc bất kỳ một cuốn sách về lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẽo, Thuỷ khí lý thuyết hay ứng dụng kỹ thuật, kể cả các môn học về điện từ trường...đều không thể thiếu các kiến thức của Cơ học môi trường liên tục, nhưng hiện nay, sau hơn mười năm giảng dạy, hầu hết các trường Đại học, kể các trường lớn, không bố trí vào chương trình giảng dạy cho sinh viên mà chỉ còn dạy cho các lớp cao học, vì cho rằng môn học này khó.
Tác giả cho rằng, do chưa có một tài liệu tham khảo phù hợp, nói đúng hơn, còn quá ít tài liệu tham khảo để chọn một số tài liệu phù hợp. Thực tế, kiến thức cần thiết để tiếp thu môn học này chỉ cần biết về cơ học Niutơn và chương trình toán cao cấp năm đầu ở các các trường Đại học Kỹ thuật. Nếu biết trình bày một cách dễ hiểu và giới hạn ngay từ đầu những khái niệm mới về phép tính tenxơ thì bất kỳ một sinh viên có sức học trung bình nào củng tiếp thu được môn học này nếu họ vượt qua bước ban đầu tưởng như trừu tượng của khái niệm chỉ số và các quy ước tính. Qua được ngưởng này, sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú bởi khối lương kiến thức và tính khoa học của bản thân môn học mang lại.
Cuốn sách này được viết dựa theo tài liệu mà tác giả trình bày trong đợt tập huấn cho các giáo viên giảng dạy cơ học của các trường Đại học năm 1992 tại Trường Đại học Thuỷ Lợi. Có nhiều chỗ được sửa chữa cho dễ hiểu hơn củng như bổ sung phần ứng dụng.
Nội dung cuốn sách gồm 6 chương. Các chương từ 1 đến 5 trình bày cơ sở chung của cơ học môi trường liên tục. Phần “Cơ sở toán học” ở chương 1 là rất cần thiết và hạn chế đến mức tôi thiểu các khái niệm mà sinh viên thường cho là khó, dầu vậy, những kiến thức đưa ra ở đây là hoàn toàn đầy đủ để dẫn dắt các nội dung tiếp theo mà không cần phải công nhận hoặc nhớ thuộc lòng bất kỳ một công thức nào. Sách chỉ hạn chế trình bày trong hệ toạ độ đề các cũng như các hệ toạ độ cong trực giao thường gặp trong các bài toán kỹ thuật. Mọi công thức đều dẫn ra đến tận cùng mà không cần một tài liệu tham khảo nào khác củng như không cần nhớ hoặc công nhận một bước tính trung gian nào. Chương 6 là phần ứng dụng, giới thiệu cụ thể và dẫn dắt để lập các phương trình cơ bản được sử dụng ở bất cứ cuốn sách nào của vật thể biến dạng (rắn, thuỷ và khí). Đọc xong cuốn sách, bạn đọc có thể tự lập được các công thức không gặp một khó khăn nào. Cuối mỗi chương đều có bài tập và lời giải hoặc những gợi ý để giải. Trong phần lý thuyết, nếu có một công thức nào đó đưa ra mà không được chứng minh đều được giải quyết ở phần bài tập.
Đối tượng của cuốn sách là sinh viên các trường Đại học Kỹ thuật, các học viên cao học củng như các cán bộ kỹ thuật, các bạn đọc muốn hiểu biết sâu sắc hơn các ngành kỹ thuật hiện đại.
Tác giả mong nhận được những ý kiến nhận xét của bạn đọc và đồng nghiệp về nội dung, cách trình bày củng như sai sót khó tránh khỏi.
Đối tượng của cuốn sách là sinh viên các trường Đại học Kỹ thuật, các học viên cao học củng như các cán bộ kỹ thuật, các bạn đọc muốn hiểu biết sâu sắc hơn các ngành kỹ thuật hiện đại.
Tác giả mong nhận được những ý kiến nhận xét của bạn đọc và đồng nghiệp về nội dung, cách trình bày củng như sai sót khó tránh khỏi.
[EBOOK] CƠ HỌC MÔI TRƯỜNG LIÊN TỤC, PGS. TS. PHAN NGUYÊN DI, HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ, NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, cơ học môi trường, cơ học môi trường liên tục, giáo trình cơ học môi trường liên tục, cơ sở cơ học môi trường liên tục, tài nguyên môi trường, ứng dụng của cơ học môi trường liên tục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com