1.1 Khái niệm cơ bản về khoa học, công nghệ môi trường
1.1.1 Khoa học môi trường
Khoa học môi trường (Environmental Science) nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và con người trong quá trình phát triển của xã hội. Hay nói một cách khác khoa học môi trường nghiên cứu môi trường sống trong các mối quan hệ kinh tế xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng, bảo tồn tái tạo và làm phong phú hơn chất lượng của môi trường sống.
Khoa học môi trường là một ngành khoa học rất rộng lớn, phức tạp và có tính liên ngành cao, được dựa trên cơ sở của nhiều ngành khoa học tự nhiên, xã hội và công nghệ như sinh thái học, sinh học, thổ nhưỡng học, đại dương học, v.v..
1.1.2 Công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường (Environmental Technology) là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người.
Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người tác động vào tài nguyên, biến chúng thành các sản phẩm cần thiết sử dụng trong hoạt động sống. Việc này không tránh khỏi phải thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Ở các nước phát triển, vốn đầu tư cho công nghệ xử lý chất thải chiếm từ 10 - 40% tổng vốn đầu tư sản xuất. Việc đầu tư các công nghệ này tuy cao nhưng vẫn nhỏ hơn kinh phí cần thiết khi cần phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm.
1.2 Chất lượng môi trường
1.2.1 Định nghĩa
Chất lượng môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau (Charles, H.Southwick, 1976):
- Điều kiện ăn ở, đi lại, văn hóa, xã hội của con người.
- Đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống như điện, nước, lao động, nghỉ ngơi, không khí trong lành, nước sạch, có nhiều cây cối tự nhiên, yên tĩnh,...
- Nhiều ý kiến khẳng định rằng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, gia tăng dân số, thiếu hụt lương thực ... đều làm giảm chất lượng cuộc sống. Họ thống nhất rằng: chất lượng môi trường chính là chất lượng của các điều kiện tự nhiên, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của từng con người và cộng đồng.
1.2.2 Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Một khi chuẩn mực hoặc giới hạn các tác nhân gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thì ở đó có thể xem là bị ô nhiễm mặc dù chưa có bằng chứng về tác hại của các chất gây ô nhiễm.
Tiêu chuẩn môi trường được quy định cụ thể cho từng vùng và không giống nhau ở mọi nơi, mọi mục đích sử dụng.
1.1.1 Khoa học môi trường
Khoa học môi trường (Environmental Science) nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và con người trong quá trình phát triển của xã hội. Hay nói một cách khác khoa học môi trường nghiên cứu môi trường sống trong các mối quan hệ kinh tế xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng, bảo tồn tái tạo và làm phong phú hơn chất lượng của môi trường sống.
Khoa học môi trường là một ngành khoa học rất rộng lớn, phức tạp và có tính liên ngành cao, được dựa trên cơ sở của nhiều ngành khoa học tự nhiên, xã hội và công nghệ như sinh thái học, sinh học, thổ nhưỡng học, đại dương học, v.v..
1.1.2 Công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường (Environmental Technology) là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người.
Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người tác động vào tài nguyên, biến chúng thành các sản phẩm cần thiết sử dụng trong hoạt động sống. Việc này không tránh khỏi phải thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Ở các nước phát triển, vốn đầu tư cho công nghệ xử lý chất thải chiếm từ 10 - 40% tổng vốn đầu tư sản xuất. Việc đầu tư các công nghệ này tuy cao nhưng vẫn nhỏ hơn kinh phí cần thiết khi cần phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm.
1.2 Chất lượng môi trường
1.2.1 Định nghĩa
Chất lượng môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau (Charles, H.Southwick, 1976):
- Điều kiện ăn ở, đi lại, văn hóa, xã hội của con người.
- Đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống như điện, nước, lao động, nghỉ ngơi, không khí trong lành, nước sạch, có nhiều cây cối tự nhiên, yên tĩnh,...
- Nhiều ý kiến khẳng định rằng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, gia tăng dân số, thiếu hụt lương thực ... đều làm giảm chất lượng cuộc sống. Họ thống nhất rằng: chất lượng môi trường chính là chất lượng của các điều kiện tự nhiên, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của từng con người và cộng đồng.
1.2.2 Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Một khi chuẩn mực hoặc giới hạn các tác nhân gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thì ở đó có thể xem là bị ô nhiễm mặc dù chưa có bằng chứng về tác hại của các chất gây ô nhiễm.
Tiêu chuẩn môi trường được quy định cụ thể cho từng vùng và không giống nhau ở mọi nơi, mọi mục đích sử dụng.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, GV. PHAN NHƯ THÚC, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, quản lý môi trường, giáo trình quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường, Khoa học môi trường, Environmental Science, công nghệ môi trường, chất lượng môi trường, tiêu chuẩn môi trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com