Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CAM: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN, TS. NGÔ HỒNG BÌNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Cam (mộl số nơi còn gọi là cam chanh) tên khoa học là: Citrus sinensis [L] Osb, có nguổn gốc ở đông Bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc. Cam là loài phân bố rộng khắp nhất trên thế giới và cũng là loài được sản xuất nhiều nhất trong 4 loài cây có múi phổ biến là: cam, chanh, quýt, bưởi. Điều đặc biệt là tất cả các giống cam hiện có trên thế giới đều phát sinh từ biến dị sôma, không có giống nào bằng con đường thụ phấn (trừ giống Ambersweet ở Florida mới tạo ra gần đây), bởi vậy về mặt di truyền các giống cam được coi là những giống chọn lọc vô tính, và số lượng giống cũng khá phong phú nên chúng có khả năng thích ứng với nhiều vùng trồng khác nhau. Có thể chia cam thành 4 nhóm dựa trên các đặc điểm hình thái, thành phần hoá học của quả là: (1). cam thường (ví dụ như cam Hămlin, Valencia, Shamouti, Pineapple...), (2). cam rốn (ví dụ như cam Navel Washington...), (3). cam có sắc tố đỏ hay còn gọi là cam máu - blood orange (ví dụ như cam Sanguinello, cam Moro, Tarocco, Maltaisc Sanguine...) và (4). cam không chua (acidless). Trong 4 nhóm trên, nhóm cam thường là nhóm cam thương mại quan trọng nhất, được trồng rộng rãi trên thế giới, sau đó là nhóm cam rốn.

Nhóm cam máu cũng mới chỉ được trồng rất hạn chế ở những vùng khí hậu kiểu Địa Trung Hải, còn nhóm cam không chua mới chỉ được trồng rất ít và không phải là nhóm cam thương mại quan trọng.

Người ta cũng có thể phân nhóm các giống cam theo thời vụ thu hoạch: cam chín sớm (early), cam chính vụ (mid) và cam chín muộn (late). Ở vùng khí hậu á nhiệt đới, các giống cam chín sớm thời gian từ nở hoa đến thu hoạch từ 6 -9 tháng, cam chính vụ từ 9 -12 tháng và cam muộn là trên 12 tháng. Ở vùng khí hậu nhiệt dới thời gian tương ứng của các nhóm cam trên thường ngắn hơn.

Ở nước ta giống cam mà các địa phương thường gọi như Cam Chanh, Cam Ngọt, Cam Mật, Cam Soàn, Vân Du, Sòng Con, Xã Đoài vv... đều thuộc nhóm cam thường và chúng được trồng ở khắp các tỉnh trong cả nước, về mặt di truyền chúng cũng có sự khác biệt nhau đáng kể về đặc điểm hình thái cũng như chất lượng quả và thời vụ thu hoạch, đặc biệt là sự phân bố vùng trồng của các chúng, ví dụ cam mật, cam soàn trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, cam Vân Du, Sóng Con, Xã Đoài trồng chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung bộ, một số tỉnh miền núi phía Bắc, cam chanh trồng nhiều ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Các nhóm giống khác không có nguồn gốc ở nước ta mà mới chỉ được nhập nội trồng khảo nghiệm mấy năm gần đây như một số giống thuộc nhóm Cam Rốn (Navel Washington,....), Cam Máu (Sanguinello, Tarocco, Moro...).

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CAM: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN, TS. NGÔ HỒNG BÌNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kxy thuật trồng cam, trồng và chăm sóc cam, sâu bệnh hại cam, phòng trừ sâu bệnh hại cam, kỹ thuật bảo quản cam, kỹ thuật chế biến cam, cam chanh quýt bưởi, cây có múi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com