Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học. Các miền khí hậu và các hệ sinh thái đa dạng, những châu thổ phì nhiêu, những cánh rừng và các dãy núi cao góp phần tạo nên sự giàu có tự nhiên của đa dạng sinh học. Quan trọng hơn, Việt Nam còn được phú cho một cộng đồng dân cư có nền văn hóa đa dạng. Chính sự đa dạng về nhân văn này, tác động qua lại với thiên nhiên, đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học về thực vật. Trong số 12.000 loài thực vật ước tính hiện có ở Việt Nam thì 7.000 loài đã được điều tra và xác định, 2.300 loài đã được sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thức ăn gia súc, làm thuốc, lấy gỗ, lấy dầu và các sản phẩm khác. Chắc chắn rừng còn nhiều loài thực vật khác có tiềm năng giá trị rất to lớn. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, nguồn tài nguyên di truyền thực vật của chúng ta đang ngày càng bị mai một. Nhiều loài có giá trị đang có nguy cơ bị biến mất. Việc khai thác quá mức và thiếu tổ chức khoa học - kinh tế các nguồn tài nguyên cây rừng cũng thực sự là một nguy cơ làm xói mòn và thậm chí làm biến mất một số loài cây rừng và cây thuốc quý. Việc thu hẹp cơ sở di truyền chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả là thực vật dể bị tác hại của sâu bệnh và các stress tự nhiên khác, vì vậy cần phải khẩn cấp bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật của nước ta để phục vụ cho thế hệ hiện nay và cả thế hệ mai sau.
Chính trên tinh thần này mà dự án "Tăng cường chương trình quốc gia về nguồn tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam" dã được thực hiện với sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada và sự giúp đỡ của Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế, Viện vùng Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Đại Dương.
Để tổng kết hoạt động của dự án, một cuộc hội thảo quốc gia về tăng cường chương trình nguồn tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam đã được tổ chức, đồng tài trợ bởi Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và IDRC, và do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ 28 - 30 tháng 3 năm 1995.
Cuốn sách này tập hợp các báo cáo chính đã trình bày tại hội thảo. Ban biên tập đã cố gắng tu chỉnh lại các báo cáo hiện có để thông tin được súc tích hơn và nâng cao chất lượng của tư liệu.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI) và cơ quan Viện vùng Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Đại Dương (IPGRI - APO) về sụ hợp tác và giúp đỡ vô giá của Viện. Chúng tôi xin cảm ơn IDRC đã tài trợ cho dự án và cho hội thảo. Chúng tôi xin cảm ơn TS. J. Engels đã đề xuất và soạn thảo văn bản dự án, cảm ơn TS. KW. Riley đã giúp đỡ và tiếp tục phát triển văn bản, theo dõi thực thi, xin cảm ơn TS. Stephen Tyler đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án, cảm ơn các TS. David Wood và Renato Salazar, hai cố vấn của dự án đã hết lòng giúp đỡ Việt Nam, cảm ơn TS. Murthi Anishetty, cán bộ cấp cao của FAO trung tâm đã giúp cho nhiều ý kiến chỉ đạo rất có giá trị.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các TS. Kenneth W.Riley, T. V. Ramanatha Rao, TS. Paul Quek ở IPGRI - APO đã giúp đỡ về biên tập và sửa chữa bản thảo.
Chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của IPGRI đề xuất bản tập sách này bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Chính trên tinh thần này mà dự án "Tăng cường chương trình quốc gia về nguồn tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam" dã được thực hiện với sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada và sự giúp đỡ của Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế, Viện vùng Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Đại Dương.
Để tổng kết hoạt động của dự án, một cuộc hội thảo quốc gia về tăng cường chương trình nguồn tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam đã được tổ chức, đồng tài trợ bởi Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và IDRC, và do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ 28 - 30 tháng 3 năm 1995.
Cuốn sách này tập hợp các báo cáo chính đã trình bày tại hội thảo. Ban biên tập đã cố gắng tu chỉnh lại các báo cáo hiện có để thông tin được súc tích hơn và nâng cao chất lượng của tư liệu.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI) và cơ quan Viện vùng Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Đại Dương (IPGRI - APO) về sụ hợp tác và giúp đỡ vô giá của Viện. Chúng tôi xin cảm ơn IDRC đã tài trợ cho dự án và cho hội thảo. Chúng tôi xin cảm ơn TS. J. Engels đã đề xuất và soạn thảo văn bản dự án, cảm ơn TS. KW. Riley đã giúp đỡ và tiếp tục phát triển văn bản, theo dõi thực thi, xin cảm ơn TS. Stephen Tyler đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án, cảm ơn các TS. David Wood và Renato Salazar, hai cố vấn của dự án đã hết lòng giúp đỡ Việt Nam, cảm ơn TS. Murthi Anishetty, cán bộ cấp cao của FAO trung tâm đã giúp cho nhiều ý kiến chỉ đạo rất có giá trị.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các TS. Kenneth W.Riley, T. V. Ramanatha Rao, TS. Paul Quek ở IPGRI - APO đã giúp đỡ về biên tập và sửa chữa bản thảo.
Chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của IPGRI đề xuất bản tập sách này bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
[EBOOK] TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT Ở VIỆT NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP
Từ khoá: ebook, giáo trình, đa dạng sinh học thực vật ở Việt Nam, tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học thực vật, bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com