A. SƠ LƯỢC VỀ QUẢN LÝ HỌC (Management, an overview)
Trong các hình thái kinh tế xã hội từ con người sống thành bầy đàn đến nay đều phải dùng đến quản lý học. Sự thành công của một xã hội chính là nhờ sự thành công về quản lý. Nó bao gồm các kế hoạch phải làm trong tương lai, việc phải tổ chức cộng đồng như thế nào đó, phải kiểm tra, đôn đốc như thế nào để công việc thành công.
Các nhà khoa học cho rằng quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật.
Bất cứ lĩnh vực kinh tế xã hội nào, bất cứ ngành khoa học nào đều có mặt hay sự tham gia của quản lý.
Cũng cần nói thêm rằng, trong các xã hội động vật có tổ chức cao như tổ ong, đàn kiến có lẽ công việc “quản lý” cộng đồng xã hội của chúng cũng phải ở mức độ cao,
mặc dù chúng có ý thức hay không về điều này.
A.1. Định nghĩa quản lý học (Define of Management):
Quản lý là một quá trình hoạt động trong các hình thái xã hội, khi các cộng đồng muốn kết hợp với nhau trong một tổ chức cùng muốn đạt đến một mục tiêu chung, với một hiệu quả ngày càng cao.
Cũng xin nhấn mạnh rằng, quản lý chỉ có thể xuất hiện trong hoạt động cộng đồng từ hai người trở lên chứ không xảy ra cho một cá nhân.
Hoạt động quản lý có ở xã hội con người khi thông qua nhận thức của họ.
Hoạt động “quản lý” của ong, kiến mà ta vừa nói ở trên không thông qua nhận thức của chúng. Vì vậy, ở đây thực tế không phải là quản lý mà xã hội rất có tổ chức ấy thông qua một chức năng đặc biệt được gọi là “tập tính sinh học” của chúng.
A.2. Chức năng của quản lý (Function of Management):
Quản lý có 4 chức năng:
Trong các hình thái kinh tế xã hội từ con người sống thành bầy đàn đến nay đều phải dùng đến quản lý học. Sự thành công của một xã hội chính là nhờ sự thành công về quản lý. Nó bao gồm các kế hoạch phải làm trong tương lai, việc phải tổ chức cộng đồng như thế nào đó, phải kiểm tra, đôn đốc như thế nào để công việc thành công.
Các nhà khoa học cho rằng quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật.
Bất cứ lĩnh vực kinh tế xã hội nào, bất cứ ngành khoa học nào đều có mặt hay sự tham gia của quản lý.
Cũng cần nói thêm rằng, trong các xã hội động vật có tổ chức cao như tổ ong, đàn kiến có lẽ công việc “quản lý” cộng đồng xã hội của chúng cũng phải ở mức độ cao,
mặc dù chúng có ý thức hay không về điều này.
A.1. Định nghĩa quản lý học (Define of Management):
Quản lý là một quá trình hoạt động trong các hình thái xã hội, khi các cộng đồng muốn kết hợp với nhau trong một tổ chức cùng muốn đạt đến một mục tiêu chung, với một hiệu quả ngày càng cao.
Cũng xin nhấn mạnh rằng, quản lý chỉ có thể xuất hiện trong hoạt động cộng đồng từ hai người trở lên chứ không xảy ra cho một cá nhân.
Hoạt động quản lý có ở xã hội con người khi thông qua nhận thức của họ.
Hoạt động “quản lý” của ong, kiến mà ta vừa nói ở trên không thông qua nhận thức của chúng. Vì vậy, ở đây thực tế không phải là quản lý mà xã hội rất có tổ chức ấy thông qua một chức năng đặc biệt được gọi là “tập tính sinh học” của chúng.
A.2. Chức năng của quản lý (Function of Management):
Quản lý có 4 chức năng:
- Chức năng hoạch định: Định rõ mục tiêu tổ chức, thiết kế lập chiến lược thực hiện mục tiêu.
- Chức năng tổ chức: xác định những nhiệm vụ phải làm, phân công và hệ thống tổ chức thực hiện từ thấp đến cao.
- Chức năng điều khiển: phối hợp các cá nhân và các tổ chức nhỏ trong một tổ chức lớn hơn, dưới sự chỉ huy của một hay một nhóm người lãnh đạo, giải quyết bất đồng hay mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống.
- Chức năng kiểm tra: có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra (thường xuyên, đột xuất hoặc định kỳ) để bảo đảm cho công việc tổ chức và hoạch định được thực thi.
Các chức năng này trong hoạt động quản lý môi trường đều có diễn ra.
A. 3. Thuộc tính của quản lý
Quản lý có hai thuộc tính cơ bản là: Tính phổ biến và tính hiệu quả.
a. Tính phổ biến: Dẫu cách nói hay tiếp cận có khác nhau nhưng “quản lý” hay “quản lý” đều có mặt từ lâu, từ khi có xã hội sơ khai của loài người và ở khắp nơi trong hầu hết các cộng đồng dân cư trong hầu khắp các hình thái kinh tế, chính trị, xã hội.
b. Tính hiệu quả: Mục đích của công việc quản lý là làm tăng hiệu quả. Vì vậy, sẽ có quản lý tốt và quản lý tồi tính theo mức độ hiệu quả.
Hiệu quả quản lý được xác định theo:
- Giảm chi phí
- Tăng sản lượng, không tăng hoặc giảm chi phí tính trên đầu sản phẩm.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
- Chức năng tổ chức: xác định những nhiệm vụ phải làm, phân công và hệ thống tổ chức thực hiện từ thấp đến cao.
- Chức năng điều khiển: phối hợp các cá nhân và các tổ chức nhỏ trong một tổ chức lớn hơn, dưới sự chỉ huy của một hay một nhóm người lãnh đạo, giải quyết bất đồng hay mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống.
- Chức năng kiểm tra: có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra (thường xuyên, đột xuất hoặc định kỳ) để bảo đảm cho công việc tổ chức và hoạch định được thực thi.
Các chức năng này trong hoạt động quản lý môi trường đều có diễn ra.
A. 3. Thuộc tính của quản lý
Quản lý có hai thuộc tính cơ bản là: Tính phổ biến và tính hiệu quả.
a. Tính phổ biến: Dẫu cách nói hay tiếp cận có khác nhau nhưng “quản lý” hay “quản lý” đều có mặt từ lâu, từ khi có xã hội sơ khai của loài người và ở khắp nơi trong hầu hết các cộng đồng dân cư trong hầu khắp các hình thái kinh tế, chính trị, xã hội.
b. Tính hiệu quả: Mục đích của công việc quản lý là làm tăng hiệu quả. Vì vậy, sẽ có quản lý tốt và quản lý tồi tính theo mức độ hiệu quả.
Hiệu quả quản lý được xác định theo:
- Giảm chi phí
- Tăng sản lượng, không tăng hoặc giảm chi phí tính trên đầu sản phẩm.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN (Textbook of Basic Enviromental Management), GS. TSKH LÊ HUY BÁ, VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
Từ khoá: ebook, giáo trình, quản lý môi trường cơ bản, quản lý môi trường, tài nguyên môi trường, quản lý học, giáo trình quản lý môi trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com