Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẻ của ngành khoa học đất Thế giới. Khoa học đất ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Các công trình nghiên cứu về đất Việt Nam rất phong phú và toàn diện, vì thế những hiểu biết về đất cũng khá đầy đủ và sâu sắc hơn.
Công tác điều tra phân loại đất Việt Nam đã có sự thay đổi để hòa nhập với phân loại đất Thế giới. Hiện nay Việt Nam ứng dụng phương pháp định lượng của FAO - UNESCO để tiến hành phân loại đất và chú dẫn bản đồ. Theo phương pháp phân loại này thì các nhóm và loại đất Việt Nam đã có sự thay đổi nhiều so với cách phân loại theo phát sinh học trước đây.
Khoa học môi trường cũng khẳng định: đất không những là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp mà còn được coi là bộ phận quan trọng của hệ sinh thái một vùng.
Công tác điều tra phân loại đất Việt Nam đã có sự thay đổi để hòa nhập với phân loại đất Thế giới. Hiện nay Việt Nam ứng dụng phương pháp định lượng của FAO - UNESCO để tiến hành phân loại đất và chú dẫn bản đồ. Theo phương pháp phân loại này thì các nhóm và loại đất Việt Nam đã có sự thay đổi nhiều so với cách phân loại theo phát sinh học trước đây.
Khoa học môi trường cũng khẳng định: đất không những là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp mà còn được coi là bộ phận quan trọng của hệ sinh thái một vùng.
Việc ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, như: thâm canh tăng năng suất, dùng các giống cây ngắn ngày cao sản, đầu tư nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích, chất điều hòa sinh trưởng,... đã tăng thêm những tác động mới đến với đất và tạo ra những chuyển biến đa dạng và sâu sắc hơn đối với đất đai.
Những hiểu biết một cách khoa học và đúng đắn về các nhóm và loại đất, không những giúp cho việc khai thác đất hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn ngày càng nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại cảnh quan văn hóa ngày càng phồn vinh hơn.
Do có những thay đổi đó, nên cuốn giáo trình Thổ nhưỡng học của Trường Đại học Nông nghiệp II - Huế (nay là Trường Đại học Nông Lâm Huế) do Tiến sĩ Trần Đức Dục chủ biên, với tập thể tác giả biên soạn là Hoàng Văn Công - Trần Đức Dục - Lê Thanh Bồn, Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành năm 1992 đã dùng làm tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập môn Thổ nhưỡng cho các ngành học trong Trường, hiện nay đã có nhiều thông tin không còn tính cập nhật.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tôi đã cố gắng biên soạn lại cuốn giáo trình này để có những thông tin mới hơn, cập nhật hơn, giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên các ngành Quản lý đất đai, Khoa học Đất, Khoa học Môi trường Nông nghiệp, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Nông học, Làm vườn và sinh vật cảnh; đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ngành học khác và cho các cán bộ khoa học kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Trần Đức Dục đã phản biện và góp ý để hoàn thiện giáo trình này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc, để chúng tôi sửa chữa và hoàn chỉnh thêm trong lần xuất bản sau.
Những hiểu biết một cách khoa học và đúng đắn về các nhóm và loại đất, không những giúp cho việc khai thác đất hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn ngày càng nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại cảnh quan văn hóa ngày càng phồn vinh hơn.
Do có những thay đổi đó, nên cuốn giáo trình Thổ nhưỡng học của Trường Đại học Nông nghiệp II - Huế (nay là Trường Đại học Nông Lâm Huế) do Tiến sĩ Trần Đức Dục chủ biên, với tập thể tác giả biên soạn là Hoàng Văn Công - Trần Đức Dục - Lê Thanh Bồn, Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành năm 1992 đã dùng làm tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập môn Thổ nhưỡng cho các ngành học trong Trường, hiện nay đã có nhiều thông tin không còn tính cập nhật.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tôi đã cố gắng biên soạn lại cuốn giáo trình này để có những thông tin mới hơn, cập nhật hơn, giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên các ngành Quản lý đất đai, Khoa học Đất, Khoa học Môi trường Nông nghiệp, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Nông học, Làm vườn và sinh vật cảnh; đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ngành học khác và cho các cán bộ khoa học kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Trần Đức Dục đã phản biện và góp ý để hoàn thiện giáo trình này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc, để chúng tôi sửa chữa và hoàn chỉnh thêm trong lần xuất bản sau.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỔ NHƯỠNG HỌC, TS. LÊ THANH BỒN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ, NXB NÔNG NGHIỆP
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình thổ nhưỡng, giáo trình thổ nhưỡng, thổ nhưỡng học, khoa học đất, đất học, dinh dưỡng cây trồng, phì nhiêu đất, phân loại đất trồng, thổ nhưỡng học đại cương, tài nguyên đất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com