Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIỐNG LÚA VÀ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA TỐT, PGS.TS. BÙI CHÍ BỬU VÀ TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP

Đồng Bằng Sông Cửu Long, có diện tích canh tác lúa chiếm 40% và sản lượng lúa chiếm 50% so với cả nước. Đây cũng là vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, hoạt động lúa gạo xuất khẩu thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng cơ sở vật chất cho công nghệ sau thu hoạch nói chung và lúa gạo nói riêng vẫn được xếp vào trình độ yếu so với các khu vực sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước.

Nhiều năm tới, Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ phát triển thành thị khá nhanh, tạo ra một sự diễu chinh mới về đất đai cho sản xuất, lúa, mía, cây ăn trái và khu dân cư. Có thể diện tích lúa sẽ bị thu hẹp lại, nhưng chỉ tiêu về sản lượng vẫn phải tiếp tục gia tăng. Đó là một bài toán khó cho chiến lược an toàn lương thực của khu vực và của cả nước. Chúng ta phải có những giống lúa mới năng suất đột phá ngưỡng năng suất cao hiện nay. Chúng ta phải nâng trình độ sản xuất giữa vùng khó khăn và thuận lợi đồng đều nhau. Nâng cao độ đồng đều trong sản xuất là một thắng lợi rất lớn trong điều chỉnh chiến lược ổn định sản lượng lương thực.

Những tiến bộ kỹ thuật về chuyển nạp gen, ứng dụng marker phân tử trong chọn lọc giống lúa cho phép chúng ta nghĩ đến một giống lúa dạng hình mới đột phá ngưỡng năng suất hiện nay, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại ổn định, chống chịu phèn, khô hạn tốt, có phẩm chất gạo tốt về xay chà, phẩm chất cơm, phẩm chất dinh dưỡng. Những tiến bộ kỹ thuật hiện nay và tương lai gần cho phép chúng ta thực hiện việc đa dạng hóa sinh học trong sản xuất lương thực. Chúng ta phải giải quyết vấn đề khó nhất của vùng là: hiệu quả sản xuất trên một ha canh tác lúa còn quá thấp, ngay trong những nơi có điều kiện thâm canh tốt nhất. Bên cạnh đó, hiện tượng năng suất giảm dần, đặc biệt trong vùng canh tác ba vụ lúa đã được ghi nhận, nhưng chưa được giải thích có cơ sở khoa học. Chúng ta đã sử dụng một lượng nước khá lớn để tưới cho lúa xuân hè, trong điều kiện mặn xâm nhập ở các tỉnh ven biển ngày càng trầm trọng [trung bình sản xuất 1 kg thóc cần 5 mét khối nước (Lampe, 1993)]. Đồng bằng Sông Cửu Long còn là điểm nóng thường xuyên của bệnh bạc lá trong vụ mùa, rầy nâu và đạo ôn trong vụ đông xuân, hè thu.

Hệ thống sản xuất hạt giống chúng ta tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều việc cần hoàn thiện về chính sách trợ giá, về mạng lưới cấp cơ sở (huyện, xã, ấp), đặc biệt chúng ta chưa có cơ quan có tính pháp lý về kiểm định chất lượng hạt giống.

Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn phải tiếp tục làm tốt nhiệm vụ an toàn lương thực trong chiến lược chung của quốc gia, đổng thời phải giải quyết việc nâng cao đời sống của nông dân, phát triển nông thôn mới có cuộc sống văn minh, công bằng, hạnh phúc.

Việc xác định đúng đắn các trở ngại chính cho từng chuyên đề về cây lúa, sẽ giúp cho chúng ta hoạch định một chương trình phát triển hợp lý đến năm 2020, với sự đầu tư nghiên cứu có trọng điểm, bởi vì nhu cầu của chúng ta thì quá lớn, mà ngân sách thì hạn chế.

Kết quả điều tra cả nước năm 2000-2001 về giống lúa, do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương cho thấy:
 
1. Nhóm giống lúa tạo chọn trong nước chiếm 42% diện tích, trong đó 75 giống lúa được công nhận giai đoạn 1984-2000 chiếm tỉ lệ 29,9% diện tích, và 295 giống chưa được công nhận chiếm 12,3% diện tích.

2.    Nhóm giống lúa nhập nội chiếm 43,8% diện tích, trong đó 19 giống lúa được công nhận giai đoạn 1984-2000 chiếm 29,0% diện tích và 101 giống chưa công nhận chiếm 14,8% diện tích.

3.    Nhóm giống lúa địa phương chiếm 6,5% diện tích, bao gồm 190 giống được điều tra.

Trong số 137 giống lúa được công nhận (1984-2000), chỉ có 94 giống có mặt trong sản xuất, 43 giống không có trong sản xuất, và 27 giống còn trong sản xuất với diện tích rất ít (nhỏ hơn 500 ha).

Trong số các giống lúa được công nhận (1984-2000), có 33 giống chủ lực chiếm diện tích trên 10 nghìn ha/giống. Những giống lúa có diện tích gieo trồng lớn nhất trong 2000-2001 là Khang Dân 18 (477.189 ha) OM1490 (421.329 ha) IR50404 (384.664 ha) Q5 (339.055 ha) VNĐ95-20 (284.370 ha) OM576 (230.650 ha) IR64 (210.511 ha) QMCS2000 (207.130 ha).

Ngày 10 tháng 12 năm 1999, Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định 225/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005.

[EBOOK] GIỐNG LÚA VÀ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA TỐT, PGS.TS. BÙI CHÍ BỬU VÀ TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, kỹ thuật sản xuất giống lúa, giống lúa, sản xuất hạt giống lúa tốt, kỹ thuật sản xuất hạt giống láu tốt, kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa chất lượng cao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com