Nghị quỵết 06/NQ-TƯ của Bộ Chính tri về một số vấn đề phát triển nông nghiệp-nông thôn đã ghi: "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông-công nghiệp-dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn; tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn...".
Theo tinh thần của Nghị quyết, trong những năm qua các nhà khoa học cùng các cơ quan nghiên cứu triển khai, giáo dục, đào tạo... đã phối hợp với các địa phương tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu triển khai, xâv dựng nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi. Khoa học, công nghệ đã gắn với thực tiễn sản xuất đời sống, cụ thể là thay đổi giống cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ bảo quản chế biến trước và sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác và phát triển bền vững tiềm năng của vùng đất dốc, tạo công ăn việc làm, giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện, nông thôn đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Tôi đánh giá rất cao những hoạt động của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ trong thời gian qua với nhiều kết quả đã được khẳng định trên vùng đất dốc, trong đó có một số công trình được giới thiệu trong tuyển tập này. Rất mong các nhà khoa học nước ta có nhiều đóng góp hơn nữa để thực hiện thắng lợi Chỉ thị 63 - CT/TW ngày 28/02/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Theo tinh thần của Nghị quyết, trong những năm qua các nhà khoa học cùng các cơ quan nghiên cứu triển khai, giáo dục, đào tạo... đã phối hợp với các địa phương tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu triển khai, xâv dựng nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi. Khoa học, công nghệ đã gắn với thực tiễn sản xuất đời sống, cụ thể là thay đổi giống cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ bảo quản chế biến trước và sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác và phát triển bền vững tiềm năng của vùng đất dốc, tạo công ăn việc làm, giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện, nông thôn đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Tôi đánh giá rất cao những hoạt động của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ trong thời gian qua với nhiều kết quả đã được khẳng định trên vùng đất dốc, trong đó có một số công trình được giới thiệu trong tuyển tập này. Rất mong các nhà khoa học nước ta có nhiều đóng góp hơn nữa để thực hiện thắng lợi Chỉ thị 63 - CT/TW ngày 28/02/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
[EBOOK] KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT DỐC, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, bảo vệ đất dốc, sử dụng đất dốc bền vững, kỹ thuật khai thác đất dốc, kỹ thuật sử dụng bền vững đất dốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com