Rau họ Cải (Brassicaceae) gồm bắp cải, súp lơ, su hào, củ cải, các loại cải không cuốn... là một trong những loài rau được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, trong đó cải xanh (Brassica juncea L.) được trồng khá phố biến do nhóm cải này có khả năng thích ứng rộng, hiệu quả kinh tế cao. Vai trò của rau xanh nói chung và rau cải nói riêng đối với sức khỏe con người được ví như “cơm không rau như đau không thuốc”. Tố chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu ca tử vong do ăn thiếu rau xanh (Lê Hồng Phúc, 2010 [51]).
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là chủ đề nối cộm rất được xã hội quan tâm vì có liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có khoảng 14% rau xanh có mặt trên thị trường được coi là rau an toàn. Việc sử dụng rau không an toàn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, sức khỏe cộng đồng, chi phí cho điều trị, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác tăng cao (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012 [32]). Trong giai đoạn năm 2000 -2007 trên toàn quốc trung bình mỗi năm có 181 vụ ngộ độc với hơn 211 nghìn người mắc, trong đó có 48 trường hợp tử vong, tăng 61 trường hợp so với 5 năm trước (1994 - 1998) (Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia, 2010 [64]).
Chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng hóa chất trong rau quả là điều cần thiết đối với toàn xã hội, đồng thời là điểm mấu chốt trên con đường hội nhập vào thị trường rau quả thế giới của nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP trên rau quả. Đây là tiêu chuẩn mà người sản xuất, người cung ứng phải hướng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đối phương thức canh tác, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng theo hướng an toàn không để lại dư lượng, không để vi sinh vật có hại hiện diện trên rau quả, làm cho rau quả đạt chất lượng và an toàn với người tiêu dùng.
Tại tỉnh Quảng Bình diện tích trồng rau biến động từ 5.500 đến 6.000 ha, trong cơ cấu các loại rau, diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60%, phần lớn trong số đó là các loại rau họ cải. Giống với thực trạng chung cả nước, sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều bất cập, điều đáng lo ngại nhất là nhiều hộ sản xuất rau mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng, ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến.
Trước thực trạng đó, để thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 557/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2009 về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2015. Tuy nhiên, đến nay mức độ phát triển rau an toàn trên địa bàn của tỉnh vẫn còn chậm, chưa mang tính đột phá. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tốc độ và quy mô sản xuất rau an toàn ở tỉnh Quảng Bình, trong đó có những hạn chế về mặt quy trình kỹ thuật. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn còn khó áp dụng, một số quy trình chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của địa phương. Đặc biệt các quy trình sản xuất rau an toàn trên họ hoa thập tự còn ít và chưa hoàn thiện. Với yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình”.
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là chủ đề nối cộm rất được xã hội quan tâm vì có liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có khoảng 14% rau xanh có mặt trên thị trường được coi là rau an toàn. Việc sử dụng rau không an toàn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, sức khỏe cộng đồng, chi phí cho điều trị, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác tăng cao (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012 [32]). Trong giai đoạn năm 2000 -2007 trên toàn quốc trung bình mỗi năm có 181 vụ ngộ độc với hơn 211 nghìn người mắc, trong đó có 48 trường hợp tử vong, tăng 61 trường hợp so với 5 năm trước (1994 - 1998) (Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia, 2010 [64]).
Chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng hóa chất trong rau quả là điều cần thiết đối với toàn xã hội, đồng thời là điểm mấu chốt trên con đường hội nhập vào thị trường rau quả thế giới của nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP trên rau quả. Đây là tiêu chuẩn mà người sản xuất, người cung ứng phải hướng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đối phương thức canh tác, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng theo hướng an toàn không để lại dư lượng, không để vi sinh vật có hại hiện diện trên rau quả, làm cho rau quả đạt chất lượng và an toàn với người tiêu dùng.
Tại tỉnh Quảng Bình diện tích trồng rau biến động từ 5.500 đến 6.000 ha, trong cơ cấu các loại rau, diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60%, phần lớn trong số đó là các loại rau họ cải. Giống với thực trạng chung cả nước, sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều bất cập, điều đáng lo ngại nhất là nhiều hộ sản xuất rau mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng, ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến.
Trước thực trạng đó, để thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 557/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2009 về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2015. Tuy nhiên, đến nay mức độ phát triển rau an toàn trên địa bàn của tỉnh vẫn còn chậm, chưa mang tính đột phá. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tốc độ và quy mô sản xuất rau an toàn ở tỉnh Quảng Bình, trong đó có những hạn chế về mặt quy trình kỹ thuật. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn còn khó áp dụng, một số quy trình chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của địa phương. Đặc biệt các quy trình sản xuất rau an toàn trên họ hoa thập tự còn ít và chưa hoàn thiện. Với yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình”.
[EBOOK] NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẨT CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP Ở TỈNH QUẢNG BÌNH, NGUYỄN CẨM LONG, ĐẠI HỌC HUẾ
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn, kỹ thuật trồng cải xanh VietGAP, VietGAP, kỹ thuật sản xuất rau sạch, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tiên tiến, biện pháp kỹ thuật sản xuất cả xanh an toàn theo hướng VietGAP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com