Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] SỔ TAY RAMSAR VỀ SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC

Cuốn Sổ tay này hướng dẫn chung việc sử dụng toàn bộ Bộ sổ tay sử dụng khôn khéo của Ramsar, với mỗi cuốn sổ tay hướng dẫn sau (từ số 2- đến số 20) của ấn bản lần thứ 4 đề cập đến một hoặc nhiều giải pháp đã đề cập trong “Khung khái niệm sử dụng khôn khéo đất ngập nước và duy trì các đặc tính sinh thái đất ngập nước”.

Các nguyên tắc “sử dụng khôn khéo” và duy trì “đặc tính sinh thái” đất ngập nước là trọng tâm của Công ước Ramsar. Duy trì các đặc tính sinh thái đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar và đảm bảo, càng nhiều càng tốt, việc sử dụng khôn khéo đất ngập nước trên lãnh thổ của các nước thành viên, là vấn đề được công nhận trong văn bản của Công ước thông qua năm 1971 như là những kết quả quan trọng của các Bên tham gia trong việc thực hiện Công ước.

Nhưng nghĩa chính xác của thuật ngữ “sử dụng khôn khéo” và “đặc tính sinh thái” là gì? Định nghĩa “sử dụng khôn khéo” lần đầu tiên được các Bên tham gia Công ước thông qua tại COP3 năm 1987. Sau đó, Ban khoa học và kỹ thuật Công ước (STRP) xây dựng định nghĩa “đặc tính sinh thái” và “thay đổi đặc tính sinh thái” đã thông qua tại COP7 năm 1999.

Kể từ khi được thông qua năm 1987 định nghĩa “sử dụng khôn khéo” đã phát triển và thay đổi, như thuật ngữ ở trong Báo cáo của Ủy ban Brundtland phát triển bền vững năm 1987, Công ước đa dạng sinh học năm 1992 (CBD) sử dụng thuật ngữ “phương pháp tiếp cận hệ sinh thái” và “sử dụng bền vững”, và gần đây là Chương trình Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA) đưa ra định nghĩa và giải thích thuật ngữ các đặc điểm của hệ sinh thái và các “dịch vụ hệ sinh thái”. Để đảm bảo các định nghĩa Ramsar được cập nhật và phù hợp với ngôn ngữ hiện hành, năm 2002, các nước tham gia Công ước Ramsar yêu cầu Ban thẩm định Khoa học và Kỹ thuật tổng hợp các định nghĩa và đề xuất định nghĩa cập nhật khi cần thiết. Cuốn sổ tay này cung cấp các định nghĩa cập nhật, đã được thông qua tại COP 9 năm 2005, Nghị quyết IX.1 Phụ lục A.

Điều quan trọng là trong quá trình thực hiện Công ước, Ban Thẩm định Khoa học và Kỹ thuật đã nhận thấy rằng Công ước thiếu một Khung tổng thể cho việc thực hiện “sử dụng khôn khéo”. Khung khái niệm cho các hệ sinh thái và sự thịnh vượng của con người được Chương trình đánh giá thiên niên kỷ đã thực hiện đánh giá là rất phù hợp trong bối cảnh này, đặc biệt là phản ánh trực tiếp sự công nhận của Công ước Ramsar về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường sống. Khung khái niệm này liên kết gián tiếp và trực tiếp với các tác nhân thay đổi đa dạng sinh học, hệ sinh thái và dịch vụ sinh thái, sức khỏe và xóa đói giảm nghèo của con người. Trong khung khái niệm này, “sử dụng khôn khéo” của Ramsar tương đương với việc duy trì các hệ sinh thái và cung cấp không ngừng các dịch vụ hệ sinh thái để duy trì sự thịnh vượng của con người.

Hơn nữa, Khung khái niệm này cung cấp một công cụ có giá trị cho những người thực hiện Công ước Ramsar bằng cách hình thành cơ sở xác định khi nào và bằng cách nào về mỗi chủ đề, có thể và nên được áp dụng như biện pháp can thiệp để đạt được mục tiêu sử dụng khôn khéo và duy trì các đặc tính sinh thái đất ngập nước. Tất cả các Bên tham gia Công ước và những tổ chức tham gia thực hiện Công ước được khuyến khích sử dụng cuốn Sổ tay này như “bản đồ định hướng” để thực hiện thành công mục tiêu Công ước. Trong trường hợp cụ thể, các lĩnh vực ngoài phạm vi đất ngập nước, các nguyên tắc cơ bản và thông điệp thể hiện trong “Tuyên bố Changwon” (COP10 Nghị quyết X.3, cũng trình bày ở đây) giải thích nhiều vấn đề nhằm hỗ trợ hành động và cách tiếp cận liên ngành theo yêu cầu của tất cả các bên liên quan.

[EBOOK] SỔ TAY RAMSAR VỀ SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sử dụng khôn khéo đất ngập nước, đất ngập nước, duy trì hệ sinh thái, hệ sinh thái đất ngập nước, tài nguyên môi trường, duy trì đặc tính sinh thái đất ngập nước, đa dạng sinh học đất ngập nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com