Trong 35 năm qua, ngành thủy sản liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2015, sản lượng thủy sản đạt 6,56 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,57 tỷ USD. Từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng sản lượng nuôi, trồng đã luôn tương thích với tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Trong thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, các ngành công nghiệp của nước ta phát triển nhanh, kéo theo sự gia tăng các khu dân cư tập trung và hoạt động dịch vụ nhà hàng, bệnh viện... đã thải ra môi trường lượng chất thải độc hại rất lớn. Mặt khác, hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và nuôi, trồng thủy sản cũng trực tiếp thải ra chất thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi, trồng thủy sản. Để khắc phục hiện trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
“Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam - gọi tắt là VietGAP”, với mục tiêu là: An toàn sức khỏe người sử dụng; An toàn sức khỏe thủy sản nuôi; An toàn môi trường bên ngoài (do hoạt động nuôi, trồng gây ra); An sinh xã hội; và Thực hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc áp dụng VietGAP sẽ giúp cho người nuôi, trồng thủy sản tiết kiệm chi phí sản xuất; giảm tỷ lệ bệnh, dịch; an toàn môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng sản phẩm thủy sản.
Nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của VietGAP trong nuôi, trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức xây dựng và xuất bản cuốn sách “VietGAP trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam” làm tài liệu để tập huấn cho cán bộ khuyến nông; đào tạo giảng viên VietGAP trong nuôi trồng thủy sản; Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý nhà nước về nuôi, trồng thủy sản; Giảng viên các trường có chuyên ngành thủy sản; và người nuôi, trồng thủy sản. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng sẽ không tránh khỏi sai sót. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và nhóm tác giả mong nhận được góp ý của người sử dụng, để chất lượng tài liệu ngày càng tốt hơn.
Trong thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, các ngành công nghiệp của nước ta phát triển nhanh, kéo theo sự gia tăng các khu dân cư tập trung và hoạt động dịch vụ nhà hàng, bệnh viện... đã thải ra môi trường lượng chất thải độc hại rất lớn. Mặt khác, hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và nuôi, trồng thủy sản cũng trực tiếp thải ra chất thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi, trồng thủy sản. Để khắc phục hiện trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
“Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam - gọi tắt là VietGAP”, với mục tiêu là: An toàn sức khỏe người sử dụng; An toàn sức khỏe thủy sản nuôi; An toàn môi trường bên ngoài (do hoạt động nuôi, trồng gây ra); An sinh xã hội; và Thực hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc áp dụng VietGAP sẽ giúp cho người nuôi, trồng thủy sản tiết kiệm chi phí sản xuất; giảm tỷ lệ bệnh, dịch; an toàn môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng sản phẩm thủy sản.
Nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của VietGAP trong nuôi, trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức xây dựng và xuất bản cuốn sách “VietGAP trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam” làm tài liệu để tập huấn cho cán bộ khuyến nông; đào tạo giảng viên VietGAP trong nuôi trồng thủy sản; Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý nhà nước về nuôi, trồng thủy sản; Giảng viên các trường có chuyên ngành thủy sản; và người nuôi, trồng thủy sản. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng sẽ không tránh khỏi sai sót. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và nhóm tác giả mong nhận được góp ý của người sử dụng, để chất lượng tài liệu ngày càng tốt hơn.
[EBOOK] VIETGAP TRONG NUÔI TRỐNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM, KS. NGUYỄN TỬ CƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP
Từ khoá: ebook, giáo trình, VietGAP trong nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn VietGAp trong nuôi trồng thuỷ sản, thực hành nông nghiệp tốt trong nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn nuôi trồng thuỷ sản sạch, nông nghiệp sạch, thực phẩm an toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com