I. QUAN TRỌNG KINH TẾ
Nho không phải là trái quan trọng của các nước Đông và Nam Á, càng không quan trọng ở các nước nhiệt đới. Theo tài liệu của FAO (1989) trung bình các năm 86 - 88 trong khi sản xuất nho trên thế giới đạt 65 triệu tấn/năm thì Trung Quốc 0,699 triệu, Ấn Độ 0,271 triệu. Thái Lan trồng nho trước ta và năm 1972 - 1974 đã cử chuyên viên sang giúp ta trồng nho, chỉ sản xuất 16.000 tấn; sản lượng của Việt Nam thì không đáng kể.
Trong sản lượng thế giới 65 triệu tấn 2/3 là nho để chế rượu vang; nho ăn tươi chỉ còn khoảng 20 triệu tấn, đủ để chiếm vị trí thứ ba sau cam và chuối. Nho nhiệt đới chỉ trồng để ăn tươi vì trồng để nấu rượu không có mùi thơm, rượu không ngon. Ngay ở một nước ôn đới như Pháp, nho trồng ở Địa Trung Hải coi như chất lượng kém hơn hẳn nho trồng ở các tỉnh phía Bắc như Champague và Bourgogue.
Giá trị thực phẩm trái nho cũng vào loại trung bình - 100g phần ăn được chứa 0,5 g protein - 9mg canxi; 0,6mg sắt; 50 đơn vị quốc tế vitamin A; 0,10 mg vitamin B1; 4mg vitamin C; tức là trung bình về protein, tương đối khá về vitamin B1 còn kém về canxi - Vitamin C.
Mặc dù vậy nếu lấy giá cả trên thị trường làm cơ sở để đánh giá sở thích của người tiêu dùng 7 - 8 nghìn một ký thì nho vẫn là một trái cây đắt giá và ưu điểm của trái nho vẫn là mã đẹp, có quanh năm và một phần nữa, có thể là vì thế giới phương Tây đánh giá cao.
Dù sao, nho còn là trái sản xuất để tiêu thụ chủ yếu trong nước. Vũ Xuân Long ở Trung tâm Nha Hố ước lượng năng suất cả năm 1993 của Ninh Thuận cũng gần là của cả nước vào khoảng 23.000 - 24.000 tấn nho không là bao so với 1.425.000 tấn chuối, 122.000 tấn cam, 413.000 tấn dứa (1987).
Nho không phải là trái quan trọng của các nước Đông và Nam Á, càng không quan trọng ở các nước nhiệt đới. Theo tài liệu của FAO (1989) trung bình các năm 86 - 88 trong khi sản xuất nho trên thế giới đạt 65 triệu tấn/năm thì Trung Quốc 0,699 triệu, Ấn Độ 0,271 triệu. Thái Lan trồng nho trước ta và năm 1972 - 1974 đã cử chuyên viên sang giúp ta trồng nho, chỉ sản xuất 16.000 tấn; sản lượng của Việt Nam thì không đáng kể.
Trong sản lượng thế giới 65 triệu tấn 2/3 là nho để chế rượu vang; nho ăn tươi chỉ còn khoảng 20 triệu tấn, đủ để chiếm vị trí thứ ba sau cam và chuối. Nho nhiệt đới chỉ trồng để ăn tươi vì trồng để nấu rượu không có mùi thơm, rượu không ngon. Ngay ở một nước ôn đới như Pháp, nho trồng ở Địa Trung Hải coi như chất lượng kém hơn hẳn nho trồng ở các tỉnh phía Bắc như Champague và Bourgogue.
Giá trị thực phẩm trái nho cũng vào loại trung bình - 100g phần ăn được chứa 0,5 g protein - 9mg canxi; 0,6mg sắt; 50 đơn vị quốc tế vitamin A; 0,10 mg vitamin B1; 4mg vitamin C; tức là trung bình về protein, tương đối khá về vitamin B1 còn kém về canxi - Vitamin C.
Mặc dù vậy nếu lấy giá cả trên thị trường làm cơ sở để đánh giá sở thích của người tiêu dùng 7 - 8 nghìn một ký thì nho vẫn là một trái cây đắt giá và ưu điểm của trái nho vẫn là mã đẹp, có quanh năm và một phần nữa, có thể là vì thế giới phương Tây đánh giá cao.
Dù sao, nho còn là trái sản xuất để tiêu thụ chủ yếu trong nước. Vũ Xuân Long ở Trung tâm Nha Hố ước lượng năng suất cả năm 1993 của Ninh Thuận cũng gần là của cả nước vào khoảng 23.000 - 24.000 tấn nho không là bao so với 1.425.000 tấn chuối, 122.000 tấn cam, 413.000 tấn dứa (1987).
[EBOOK] CÂY NHO (Vitis vinifera), VŨ CÔNG HẬU, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, cây nho, Vitis vinifera, giá trị kinh tế cây nho, đặc điểm thực vật cây nho, kỹ thuật trồng nho, trồng và chăm sóc nho, phòng trừ sâu bệnh hại nho, kỹ thuật canh tác cây nho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com