Với sự tăng nhanh nhu cầu sử dụng đa mục tiêu vùng ven biển trong những năm gần đây, việc hiểu sâu sắc dòng chảy vùng ven bờ, sóng, chuyển vận bùn cát và tác động tương hỗ của các nhân tố này với các công trình là rất quan trọng. Mặt khác có thể thấy rằng các hoạt động kinh tế xã hội quan trọng nhất đang diễn ra trên dải bờ biển.
Việt nam có trên 3200 km bờ biển, hiểu biết qui luật một cách cặn kẽ, khai thác và phát triển bền vững dải ven biển sẽ thúc đẩy sự phát triển đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cho đến nay, việc nghiên cứu dải bờ biển của nước ta chưa được nhiều, có rất nhiều tác động xấu do các hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra ở dải bờ biển. Chúng ta chưa có nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức để phục vụ cho các hoạt động đang diễn ra trên dải bờ biển.
Tập bài giảng ”Nhập môn kỹ thuật bờ biển” được viết là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án :”Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển” với mục tiêu cung cấp kiến thức cho người học nhằm khai thác và phát triển bền vững dải ven biển nước ta.
Tập bài giảng gồm 12 chương được chia làm 2 phần, phần I cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở về dải bờ biển như quá trình hình thành, phát triển của đường bờ biển và các thành tạo của nó, khí tượng biển, hải dương học, thủy triều, sóng v.v... Phần 2 sẽ trình bày sâu hơn về hình thái, địa mạo, nhiễm bãn vùng ven biển, dòng chảy và tác động của các nhân tố' này đến môi trường và các giải pháp nhằm quản lý bền vững dải ven biển.
Tài liệu tham khảo chính để xây dựng tập bài giảng này là cuốn :”Nhập môn kỹ thuật bờ biển” của các Giáo sư và cán bộ giảng dạy khoa Kỹ thuật Dân dụng và Địa kỹ thuật, Trường Đại học công nghệ Delft (Hà lan) viết lần đầu năm 1982, đã được nâng cấp, sửa chữa, cập nhật nhiều lần, là giáo trình chính thức giảng dạy tại Đại học công nghệ Delft .
Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TS. Marcel Stive, GS. K. d’Angremond, PGS. H.J. Verhagen đã đọc và cho các ý kiến đóng góp quý báu cho tập bài giảng này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn nhà khoa học Krystian Pilarczyk, Viện Quản lý nước và cơ sở hạ tầng, Bộ Giao thông công chính Hà Lan; TS. Randa Hassan, Giảng viên kỹ thuật bờ biển, trường quốc tế về cơ sở hạ tầng, quản lý nước và kỹ thuật môi trường, TS. Ad J.F. van der Spek, Viện Khoa học địa chất ứng dụng Hà lan đã cung cấp tài liệu và có nhiều ý kiến đóng góp quí báu. Cuối cùng, xin cảm ơn các cán bộ thuộc Phòng Hợp tác quốc tế, Đại học công nghệ Delft (CICAT) đã giúp đỡ một cách hiệu quả để tác giả hoàn thành tập bài giảng này.
Việt nam có trên 3200 km bờ biển, hiểu biết qui luật một cách cặn kẽ, khai thác và phát triển bền vững dải ven biển sẽ thúc đẩy sự phát triển đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cho đến nay, việc nghiên cứu dải bờ biển của nước ta chưa được nhiều, có rất nhiều tác động xấu do các hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra ở dải bờ biển. Chúng ta chưa có nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức để phục vụ cho các hoạt động đang diễn ra trên dải bờ biển.
Tập bài giảng ”Nhập môn kỹ thuật bờ biển” được viết là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án :”Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển” với mục tiêu cung cấp kiến thức cho người học nhằm khai thác và phát triển bền vững dải ven biển nước ta.
Tập bài giảng gồm 12 chương được chia làm 2 phần, phần I cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở về dải bờ biển như quá trình hình thành, phát triển của đường bờ biển và các thành tạo của nó, khí tượng biển, hải dương học, thủy triều, sóng v.v... Phần 2 sẽ trình bày sâu hơn về hình thái, địa mạo, nhiễm bãn vùng ven biển, dòng chảy và tác động của các nhân tố' này đến môi trường và các giải pháp nhằm quản lý bền vững dải ven biển.
Tài liệu tham khảo chính để xây dựng tập bài giảng này là cuốn :”Nhập môn kỹ thuật bờ biển” của các Giáo sư và cán bộ giảng dạy khoa Kỹ thuật Dân dụng và Địa kỹ thuật, Trường Đại học công nghệ Delft (Hà lan) viết lần đầu năm 1982, đã được nâng cấp, sửa chữa, cập nhật nhiều lần, là giáo trình chính thức giảng dạy tại Đại học công nghệ Delft .
Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TS. Marcel Stive, GS. K. d’Angremond, PGS. H.J. Verhagen đã đọc và cho các ý kiến đóng góp quý báu cho tập bài giảng này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn nhà khoa học Krystian Pilarczyk, Viện Quản lý nước và cơ sở hạ tầng, Bộ Giao thông công chính Hà Lan; TS. Randa Hassan, Giảng viên kỹ thuật bờ biển, trường quốc tế về cơ sở hạ tầng, quản lý nước và kỹ thuật môi trường, TS. Ad J.F. van der Spek, Viện Khoa học địa chất ứng dụng Hà lan đã cung cấp tài liệu và có nhiều ý kiến đóng góp quí báu. Cuối cùng, xin cảm ơn các cán bộ thuộc Phòng Hợp tác quốc tế, Đại học công nghệ Delft (CICAT) đã giúp đỡ một cách hiệu quả để tác giả hoàn thành tập bài giảng này.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KỸ THUẬT BỜ BIỂN, PGS. TS. VŨ MINH CÁT VÀ PGS. TS. VŨ THANH CA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cơ sở kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật bờ biển, nhập môn kỹ thuật bờ biển, khảo sát tài nguyên bờ biển, tài nguyên môi trường, khai thác và sử dụng bền vững bờ biển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com