Hệ sinh thái là một hệ chức năng, bao gồm các nhân tố vô sinh và sinh vật luôn tác động tương hỗ với nhau làm thành một hệ thống động thái thống nhất. Hệ sinh thái là một khái niệm rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, vì thế có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, có sự trao đổi vật chất, thông tin và năng lượng giữa chúng với nhau, thậm chí xảy ra trong một thời gian ngắn.
Hoạt động của hệ sinh thái tuân theo các quy luật chung của lý thuyết hệ thống và được xác định như một tập hợp các đối tượng, hoặc các thuộc tính liên kết bằng nhiều mối tương tác. Lý thuyết hệ thống được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần trong hệ thống. Ngoại trừ vũ trụ ra thì tất cả các hệ thống tự nhiên, bao gồm tất cả các hệ sinh thái đều là các hệ mở. Một đặc điểm vô cùng quan trọng của các hệ mở trong thiên nhiên là chúng có xu hướng tự điều chỉnh để tiến tới cân bằng, làm cho các thành phần của hệ nằm trong sự tác động hài hoà, bền vững và ổn định. Sự cân bằng đó đạt được do quá trình tự điều chỉnh theo nguyên tắc thông tin phản hồi của các thành phần trong hệ sinh thái đối với các dòng năng lượng, thông tin, nguyên liệu đi vào và sản phẩm đi ra của hệ.
Trong hệ sinh thái các thành phần sống và không sống luôn liên hệ với nhau và không ngừng trao đổi nguyên liệu thông qua chu trình trao đổi vật chất và năng lượng. Trong các thành phần của hệ sinh thái thì khí quyển, đất và nước là những nguyên liệu sơ cấp, còn động vật, thực vật và vi sinh vật là các tác nhân vận chuyển và là những thành phần trao đổi chất và năng lượng. Chúng được đặc trưng bằng mọi quan hệ năng lượng giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưõng, thông qua xích thức ăn và mạng lưới thức ăn.
Hoạt động của hệ sinh thái tuân theo các quy luật chung của lý thuyết hệ thống và được xác định như một tập hợp các đối tượng, hoặc các thuộc tính liên kết bằng nhiều mối tương tác. Lý thuyết hệ thống được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần trong hệ thống. Ngoại trừ vũ trụ ra thì tất cả các hệ thống tự nhiên, bao gồm tất cả các hệ sinh thái đều là các hệ mở. Một đặc điểm vô cùng quan trọng của các hệ mở trong thiên nhiên là chúng có xu hướng tự điều chỉnh để tiến tới cân bằng, làm cho các thành phần của hệ nằm trong sự tác động hài hoà, bền vững và ổn định. Sự cân bằng đó đạt được do quá trình tự điều chỉnh theo nguyên tắc thông tin phản hồi của các thành phần trong hệ sinh thái đối với các dòng năng lượng, thông tin, nguyên liệu đi vào và sản phẩm đi ra của hệ.
Trong hệ sinh thái các thành phần sống và không sống luôn liên hệ với nhau và không ngừng trao đổi nguyên liệu thông qua chu trình trao đổi vật chất và năng lượng. Trong các thành phần của hệ sinh thái thì khí quyển, đất và nước là những nguyên liệu sơ cấp, còn động vật, thực vật và vi sinh vật là các tác nhân vận chuyển và là những thành phần trao đổi chất và năng lượng. Chúng được đặc trưng bằng mọi quan hệ năng lượng giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưõng, thông qua xích thức ăn và mạng lưới thức ăn.
Các hệ sinh thái nông nghiệp là các hệ chịu nhiều tác động từ các áp lực phát triển, do đó cần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Giáo trình “Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững" giới thiệu một số nguyên lý và thực hành phục vụ cho mục tiêu xâv dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHẠM BÌNH QUYỀN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình hệ sinh thái, hệ sinh thái, hệ sinh thái học, hệ sinh thái nông nghiệp, giáo trình hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái học nông nghiệp, nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com