CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN, HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Mục tiêu: Giúp cho sinh viên nắm bắt các kiến thức cơ bản về thông tin, hệ thống cũng như hệ thống thống tin để làm nền tảng nghiên cứu hệ thống thông tin đất đai.
Nội dung: Bao gồm những vấn đề cơ bản như: khái niệm, các đặc trưng, tiêu chuẩn, tính chất, các bộ phận cấu thành về thông tin, hệ thống, và hệ thống thông tin.
Nội dung: Bao gồm những vấn đề cơ bản như: khái niệm, các đặc trưng, tiêu chuẩn, tính chất, các bộ phận cấu thành về thông tin, hệ thống, và hệ thống thông tin.
1.1. Thông tin
1.1.1. Khái niệm về thông tin
Thông tin là gì? Một câu hỏi không phải mới mẻ gì trong xã hội ngày nay vì chúng ta đang sống trong xã hội của thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin và xã hội thông tin đang hình thành.
Trong các hoạt động thường ngày của con người kể từ đời xưa cho đến nay luôn luôn gắn liền với thông tin, ở đâu chúng ta cũng thấy người ta nói đến khái niệm “thông tin”. Mọi quan hệ , hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó.
Trong xã hội phát triển như hiện nay, mọi đối tượng trong xã hội đều cần có các thông tin với những yêu cầu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng trong xã hội như: một học sinh hay một kỹ sư, một nhà khoa học, hay một bác sỹ, đến các nhà lãnh đạo... Những đối tượng khác nhau trong xã hội thì cần các thông tin khác nhau. Khả năng thu nhận các thông tin của các đối tượng đó cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì con người nói chung vẫn sử dụng mọi khả năng của mình để thu nhận, xác lập các thông tin bằng các giác quan, cảm giác, các văn bản, biểu mẫu, hình vẽ, tiếng nói.
Chúng ta có thể thấy, thông tin trong xã hội có rất nhiều chủng loại, với khối lượng cực kỳ to lớn và con người thì thông qua nhiều phương thức khác nhau để thu nhận các thông tin và sau đó điều chỉnh, chọn lọc, xử lý để thu được các thông tin có ích cho mình.
Hình thức thể hiện của thông tin thì muôn hình, muôn vẻ, con người có thể cảm nhận được qua các giác quan, các hành động của mình, nhưng cũng có khi con người không cảm nhận được thì thông tin vẫn tồn tại. Có thể thấy trong xã hội loài người mọi sự vật đều phát ra thông tin, tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú.
Thông tin là một hình thức biểu hiện phổ biến trong các đặc trưng của sự vật, là mặt quan trọng cấu thành nên thế giới vạn vật. Thông tin giống như vật chất, năng lượng, không khí, ánh nắng, nó tồn tại mọi lúc mọi nơi trong thiên nhiên, trong xã hội loài người, cũng như trong tiềm thức của con người.
Vậy thông tin là gì?, đó chính là khái niệm thông tin mà chúng ta phải tìm hiểu. Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, thậm chí ngay cả các từ điển cũng không có một định nghĩa thống nhất về thông tin. Ở đây khái niệm về thông tin chúng ta nghiên cứu không phải là nói về bản chất của sự vật mà chỉ là sự biểu tượng của sự vật hoặc các mặt nội dung của thông tin như thông báo, mệnh lệnh, số liệu, tín hiệu bao hàm bên trong sự vật đó.
Quả vậy thông tin là một khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin về những điều đã xảy ra, về những cái đã biết, đã nói, đã làm.
Theo từ điển Oxford English Dictionary cho rằng thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; Là tri thức, tin tức”.
Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: “thông tin là điều người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”.
1.1.1. Khái niệm về thông tin
Thông tin là gì? Một câu hỏi không phải mới mẻ gì trong xã hội ngày nay vì chúng ta đang sống trong xã hội của thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin và xã hội thông tin đang hình thành.
Trong các hoạt động thường ngày của con người kể từ đời xưa cho đến nay luôn luôn gắn liền với thông tin, ở đâu chúng ta cũng thấy người ta nói đến khái niệm “thông tin”. Mọi quan hệ , hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó.
Trong xã hội phát triển như hiện nay, mọi đối tượng trong xã hội đều cần có các thông tin với những yêu cầu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng trong xã hội như: một học sinh hay một kỹ sư, một nhà khoa học, hay một bác sỹ, đến các nhà lãnh đạo... Những đối tượng khác nhau trong xã hội thì cần các thông tin khác nhau. Khả năng thu nhận các thông tin của các đối tượng đó cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì con người nói chung vẫn sử dụng mọi khả năng của mình để thu nhận, xác lập các thông tin bằng các giác quan, cảm giác, các văn bản, biểu mẫu, hình vẽ, tiếng nói.
Chúng ta có thể thấy, thông tin trong xã hội có rất nhiều chủng loại, với khối lượng cực kỳ to lớn và con người thì thông qua nhiều phương thức khác nhau để thu nhận các thông tin và sau đó điều chỉnh, chọn lọc, xử lý để thu được các thông tin có ích cho mình.
Hình thức thể hiện của thông tin thì muôn hình, muôn vẻ, con người có thể cảm nhận được qua các giác quan, các hành động của mình, nhưng cũng có khi con người không cảm nhận được thì thông tin vẫn tồn tại. Có thể thấy trong xã hội loài người mọi sự vật đều phát ra thông tin, tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú.
Thông tin là một hình thức biểu hiện phổ biến trong các đặc trưng của sự vật, là mặt quan trọng cấu thành nên thế giới vạn vật. Thông tin giống như vật chất, năng lượng, không khí, ánh nắng, nó tồn tại mọi lúc mọi nơi trong thiên nhiên, trong xã hội loài người, cũng như trong tiềm thức của con người.
Vậy thông tin là gì?, đó chính là khái niệm thông tin mà chúng ta phải tìm hiểu. Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, thậm chí ngay cả các từ điển cũng không có một định nghĩa thống nhất về thông tin. Ở đây khái niệm về thông tin chúng ta nghiên cứu không phải là nói về bản chất của sự vật mà chỉ là sự biểu tượng của sự vật hoặc các mặt nội dung của thông tin như thông báo, mệnh lệnh, số liệu, tín hiệu bao hàm bên trong sự vật đó.
Quả vậy thông tin là một khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin về những điều đã xảy ra, về những cái đã biết, đã nói, đã làm.
Theo từ điển Oxford English Dictionary cho rằng thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; Là tri thức, tin tức”.
Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: “thông tin là điều người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”.
Khái niệm thông tin hay tin tức là một khái niệm trừu tượng, phi vật chất và rất khó được định nghĩa một cách chính xác. Ở đây chúng tôi cung cấp hai định nghĩa không chính thức về khái niệm thông tin đó là:
Khái niệm 1: Thông tin là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh (thông qua sự tiếp xúc với nó). Như vậy thông tin là hiểu biết của con người và càng tiếp xúc với môi trường xung quanh con người càng hiểu biết và làm tăng lượng thông tin thu nhận được.
Khái niệm 2: Thông tin là một hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn (uncertainty) trong trạng thái của nơi nhận tin. Nói ngắn gọn, thông tin là cái mà loại trừ sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn là trạng thái của nơi nhận tin khi đang chờ đợi một sự kiện xảy ra trong một tập các sự kiện (số lượng có thể không biết trước hay không xác định được) có thể và chưa biết sự kiện nào có khả năng xảy ra.
Trong hai định nghĩa trên, định nghĩa đầu chỉ cho chúng ta hiểu thông tin là cái gì chứ chưa nói lên được bản chất của thông tin, còn định nghĩa thứ hai cho chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của thông tin và đây cũng là định nghĩa được dựa vào để định lượng về thông tin trong kỹ thuật. Nguyên nhân của sự không đồng nhất là do thông tin không thể sờ mó được. Người ta chỉ bắt gặp thông tin trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó.
Khái niệm về thông tin đã được nhà khoa học người Mỹ là Wiener lần đầu tiên đề xướng vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX.
Trong đời sống xã hội con người, thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng của các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó lại được truyền cho các đối tượng sử dụng mới. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được nghiên cứu và khai thác một cách có hệ thống.
Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh... Thuật ngữ thông tin được dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự nhiên, hay thông qua nghệ thuật, hay nét mặt, động tác, cử chỉ...và chính vì thế mà chúng ta chưa thể có một định nghĩa thống nhất về thông tin.
* Dữ liệu và thông tin.
Dữ liệu có phải là thông tin? Dữ liệu nhận một số giá trị có thể xác định trên một tập hợp nào đó (Ví dụ: giá trị của mã bưu chính phải là số và năm ký tự chữ, v.v...). Dữ liệu biểu diễn một tập hợp các giá trị mà khó biết được sự liên hệ giữa chúng (Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, 845102, 14/10 / 02, 18,...). Như vậy, khái niệm dữ liệu hẹp hơn khái niệm thông tin. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, ...).
Thông tin luôn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu, những ví dụ về dữ liệu trên có thông tin như sau: Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là: 845102 vào ngày 14/10/ 02 với số lượng 18.
* Các dạng thông tin
- Thông tin viết: Dạng thông tin này thường gặp nhất trong hệ thông tin. Nó thường thể hiện trên giấy đôi khi trên màn hình của máy tính. Các dữ kiện thể hiện cácthông tin này có thể có cấu trúc hoặc không.
+ Một bức thư tay của một ứng viên vào một vị trí tuyển dụng không có cấu trúc, song cần phải có các thông tin "bắt buộc" (họ tên, địa chỉ, văn bằng, v.v...).
+ Một hoá đơn có cấu trúc xác định trước gồm những dữ liệu bắt buộc (tham chiếu khách hàng, tham chiếu sản phẩm v.v...).
- Thông tin nói: Dạng thông tin này là một phương tiện khá phổ biến giữa các cá thể và thường gặp trong hệ tổ chức kinh tế xã hội. Đặc trưng loại này phi hình thức và thường khó xử lý. Vật mang thông tin thường là hệ thống điện thoại.
Khái niệm 1: Thông tin là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh (thông qua sự tiếp xúc với nó). Như vậy thông tin là hiểu biết của con người và càng tiếp xúc với môi trường xung quanh con người càng hiểu biết và làm tăng lượng thông tin thu nhận được.
Khái niệm 2: Thông tin là một hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn (uncertainty) trong trạng thái của nơi nhận tin. Nói ngắn gọn, thông tin là cái mà loại trừ sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn là trạng thái của nơi nhận tin khi đang chờ đợi một sự kiện xảy ra trong một tập các sự kiện (số lượng có thể không biết trước hay không xác định được) có thể và chưa biết sự kiện nào có khả năng xảy ra.
Trong hai định nghĩa trên, định nghĩa đầu chỉ cho chúng ta hiểu thông tin là cái gì chứ chưa nói lên được bản chất của thông tin, còn định nghĩa thứ hai cho chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của thông tin và đây cũng là định nghĩa được dựa vào để định lượng về thông tin trong kỹ thuật. Nguyên nhân của sự không đồng nhất là do thông tin không thể sờ mó được. Người ta chỉ bắt gặp thông tin trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó.
Khái niệm về thông tin đã được nhà khoa học người Mỹ là Wiener lần đầu tiên đề xướng vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX.
Trong đời sống xã hội con người, thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng của các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó lại được truyền cho các đối tượng sử dụng mới. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được nghiên cứu và khai thác một cách có hệ thống.
Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh... Thuật ngữ thông tin được dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự nhiên, hay thông qua nghệ thuật, hay nét mặt, động tác, cử chỉ...và chính vì thế mà chúng ta chưa thể có một định nghĩa thống nhất về thông tin.
* Dữ liệu và thông tin.
Dữ liệu có phải là thông tin? Dữ liệu nhận một số giá trị có thể xác định trên một tập hợp nào đó (Ví dụ: giá trị của mã bưu chính phải là số và năm ký tự chữ, v.v...). Dữ liệu biểu diễn một tập hợp các giá trị mà khó biết được sự liên hệ giữa chúng (Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, 845102, 14/10 / 02, 18,...). Như vậy, khái niệm dữ liệu hẹp hơn khái niệm thông tin. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, ...).
Thông tin luôn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu, những ví dụ về dữ liệu trên có thông tin như sau: Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là: 845102 vào ngày 14/10/ 02 với số lượng 18.
* Các dạng thông tin
- Thông tin viết: Dạng thông tin này thường gặp nhất trong hệ thông tin. Nó thường thể hiện trên giấy đôi khi trên màn hình của máy tính. Các dữ kiện thể hiện cácthông tin này có thể có cấu trúc hoặc không.
+ Một bức thư tay của một ứng viên vào một vị trí tuyển dụng không có cấu trúc, song cần phải có các thông tin "bắt buộc" (họ tên, địa chỉ, văn bằng, v.v...).
+ Một hoá đơn có cấu trúc xác định trước gồm những dữ liệu bắt buộc (tham chiếu khách hàng, tham chiếu sản phẩm v.v...).
- Thông tin nói: Dạng thông tin này là một phương tiện khá phổ biến giữa các cá thể và thường gặp trong hệ tổ chức kinh tế xã hội. Đặc trưng loại này phi hình thức và thường khó xử lý. Vật mang thông tin thường là hệ thống điện thoại.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT (Land Information System - LIS), KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình hệ thống thông tin đất, hệ thống thông tin đất, quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, thổ nhưỡng, hệ thống đất đai, thông tin đất, Land Information System - LIS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com