Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế đang được nhân rộng ra rất nhiều tỉnh thành trong cả nước phổ biến là ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đak Lak, Bình Định...Qui trình nuôi đơn giản, không đòi hỏi đầu tư ban đầu nhiều, nhu cầu thị trường lớn.
Chim bồ câu là loài vật dễ nuôi, hiền lành và thân thiện với con người, thường được nuôi ở nông thôn và một số nơi ở thành thị. Bồ câu được nuôi theo 3 hướng là: Nuôi lấy thịt, nuôi làm cảnh và nuôi để đưa thư. Thịt bồ câu non mịn, vị tươi ngon, có đặc điểm là hàm lượng Protein cao, lipit và cholesterol thấp, đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu, do vậy giá trị dinh dưỡng trong thịt bồ câu cao hơn thịt gà, cá, thịt bò.
Với những ưu điểm như vốn đầu tư ban đầu ít, dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh tốt, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốp, bán công nghiệp đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn cả nước nhân rộng với quy mô ngày càng lớn. Đây cũng được xem là mô hình kinh tế hiệu quả để thoát nghèo bền vững.
Giống chim bồ câu Pháp (VN1) là giống chuyên thịt nổi tiếng, có những đặc điểm ưu việt như: khỏe mạnh, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi, có thể đẻ 8-9 lứa/năm, khối lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con (loại siêu thịt có thể nặng từ 1,2 kg trở lên) và giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta. Bồ câu Pháp dễ thích nghi với môi trường nông thôn, ai cũng có thể nuôi được, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%, hiệu quả kinh tế cao, thị trưởng tiêu thụ lớn. Phân của bồ câu còn được tận dụng bón cho cây trồng rất hiệu quả. Hy vọng thời gian tới mô hình nuôi chim bồ câu theo phương pháp nhốt chuồng sẽ được ứng dụng rộng rãi nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp bà con nông dân có cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế, đồng thời tạo nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng cho xã hội.
Chim bồ câu là loài vật dễ nuôi, hiền lành và thân thiện với con người, thường được nuôi ở nông thôn và một số nơi ở thành thị. Bồ câu được nuôi theo 3 hướng là: Nuôi lấy thịt, nuôi làm cảnh và nuôi để đưa thư. Thịt bồ câu non mịn, vị tươi ngon, có đặc điểm là hàm lượng Protein cao, lipit và cholesterol thấp, đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu, do vậy giá trị dinh dưỡng trong thịt bồ câu cao hơn thịt gà, cá, thịt bò.
Với những ưu điểm như vốn đầu tư ban đầu ít, dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh tốt, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốp, bán công nghiệp đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn cả nước nhân rộng với quy mô ngày càng lớn. Đây cũng được xem là mô hình kinh tế hiệu quả để thoát nghèo bền vững.
Giống chim bồ câu Pháp (VN1) là giống chuyên thịt nổi tiếng, có những đặc điểm ưu việt như: khỏe mạnh, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi, có thể đẻ 8-9 lứa/năm, khối lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con (loại siêu thịt có thể nặng từ 1,2 kg trở lên) và giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta. Bồ câu Pháp dễ thích nghi với môi trường nông thôn, ai cũng có thể nuôi được, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%, hiệu quả kinh tế cao, thị trưởng tiêu thụ lớn. Phân của bồ câu còn được tận dụng bón cho cây trồng rất hiệu quả. Hy vọng thời gian tới mô hình nuôi chim bồ câu theo phương pháp nhốt chuồng sẽ được ứng dụng rộng rãi nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp bà con nông dân có cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế, đồng thời tạo nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng cho xã hội.
[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI CHIM BỒ CÂU PHÁP, ĐỖ HỒNG, TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐỖ GIA
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi bồ câu, kỹ thuật nuôi bồ câu pháp, kỹ thuật chăm sóc bồ câu pháp, kỹ thuật nuôi bồ câu pháp mau lớn, phòng trị bệnh cho bồ câu pháp, kỹ thuật nhân giống bồ câu pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com