Đậu xanh (Vigna radiata Wilczek) là cây họ đậu ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Trong hệ thống sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm của nước ta hiện nay, cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong cơ cấu luân canh, xen canh và gối vụ. Trồng quanh năm ở hầu khắp miền đất nước ta trừ vùng ngập mặn, nước lợ, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên, cây đậu xanh đã trở thành cây trồng chính trong sản xuất vụ Hè.
Đậu xanh còn gọi là Lục đậu, Thanh tiểu đậu. Cây thường cao từ 65 - 90cm, cành, lá đều xanh lục, cho hạt chưa chín xanh lục, khi chín vàng lục. Chứa nhiều lipid, glucid, protid. Ngoài ra ở phần nhân hạt màu vàng chiết xuất dược chất Pycnogenol có giá trị chống ô-xy hóa mạnh gấp 50 lần vitamin E và 20 lẩn vitamin C, giúp bảo vệ da luôn hồng tươi và săn chắc.
Đậu xanh sử dụng cả cây, lá, rể và hạt, tính mát, vị ngọt, mùi tanh tanh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thuỷ. Đậu xanh để cả vỏ tính hàn.
Các nhà chế biến thức ăn chăn nuôi lấy nguyên cây kết hợp thêm cây so đũa, thơm và me keo xay xát làm thức ăn cho thủy sản, gia súc hiệu quả, kinh tế cao.
Các nhà chế biến thức ăn chăn nuôi lấy nguyên cây kết hợp thêm cây so đũa, thơm và me keo xay xát làm thức ăn cho thủy sản, gia súc hiệu quả, kinh tế cao.
Thành phần chính của đậu xanh có: Anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. Trong 100g đậu xanh có thể cho 332 KCal nhiệt lượng. Anbumin chủ yếu là anbumin khối, một số ít axit amin anbymunoit, trytophan, tyrosin, axitnicotinic và axit béo có phốt pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng nhờ khai thác được một số ưu điểm quan trọng của đậu xanh. Đó là khả năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, khả năng cải tạo đất nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với hệ rễ. Cây đậu xanh là cây trồng ngắn ngày dễ luân canh, xen canh. Tuy nhiên, năng suất đậu xanh của nước ta còn thấp, chỉ đạt khoảng 4,5 - 6,8 tạ/ha do bộ giống đậu xanh còn nghèo nàn, đồng thời các biện pháp kỹ thuật cũng chưa được nông dân áp dụng và đầu tư.
Để góp phần giúp bà con nông dân có thêm tư liệu về cây đậu xanh, áp dụng kỹ thuật trồng mới; bộ giống mới đầy tiềm năng; bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu xanh đạt năng suất cao hơn chúng tôi biến soạn cuốn sách: "Kỹ thuật trồng đậu xanh". Sách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, hy vọng sẽ giúp được nhiều điều bổ ích cho đông đảo bạn đọc.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung để cuốn sách ngày một hoàn thiện.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng nhờ khai thác được một số ưu điểm quan trọng của đậu xanh. Đó là khả năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, khả năng cải tạo đất nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với hệ rễ. Cây đậu xanh là cây trồng ngắn ngày dễ luân canh, xen canh. Tuy nhiên, năng suất đậu xanh của nước ta còn thấp, chỉ đạt khoảng 4,5 - 6,8 tạ/ha do bộ giống đậu xanh còn nghèo nàn, đồng thời các biện pháp kỹ thuật cũng chưa được nông dân áp dụng và đầu tư.
Để góp phần giúp bà con nông dân có thêm tư liệu về cây đậu xanh, áp dụng kỹ thuật trồng mới; bộ giống mới đầy tiềm năng; bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu xanh đạt năng suất cao hơn chúng tôi biến soạn cuốn sách: "Kỹ thuật trồng đậu xanh". Sách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, hy vọng sẽ giúp được nhiều điều bổ ích cho đông đảo bạn đọc.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung để cuốn sách ngày một hoàn thiện.
[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH, KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng đậu xanh, tư liệu về cây đậu xanh, áp dụng kỹ thuật mới trồng đậu xanh; bộ giống đậu xanh mới đầy
tiềm năng, kỹ thuật bón phân cho đậu xanh, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu xanh đạt
năng suất cao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com